Căn cứ xác minh thiệt hại để bồi thường Nhà nước

boi-thuong-nha-nuoc

Bồi thường Nhà nước là gì?

Bồi thường nhà nước là việc bồi thường cho những người chịu thiệt hại do hành vi của Nhà nước hoặc của các cơ quan công quyền gây ra.

 

Căn cứ xác minh thiệt hại để bồi thường Nhà nước

Theo Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vừa được Chính phủ ban hành, việc xác minh thiệt hại để bồi thường trong những trường hợp cụ thể căn cứ vào những loại tài liệu, chứng cứ hợp pháp sau:

– Xác minh thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ liên quan đến: quyền sở hữu, khai thác, sử dụng tài sản; phát mại, thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản, thi hành án, mất tài sản, phong tỏa tài khoản; trả lại tài sản, tình trạng hư hỏng của tài sản, việc sửa chữa, khôi phục lại tài sản, cho thuê tài sản; vay tiền để nộp vào ngân sách nhà nước, nộp phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế; nộp tiền vào ngân sách nhà nước, đặt tiền để bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nộp phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế; hoàn trả tiền cho người bị thiệt hại, người bị thiệt hại trả tiền cho người mà người bị thiệt hại vay tiền; định giá tài sản, giám định thiệt hại; không được sử dụng, khai thác tài sản;

– Xác minh thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là cá nhân được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ liên quan đến: trả tiền lương, tiền công, thu nhập không ổn định theo mùa vụ; hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người bị thiệt hại;

– Xác minh thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết và thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ liên quan đến: khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng mất hoặc suy giảm khả năng lao động của người bị thiệt hại; có người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại; thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; người bị thiệt hại chết; giám định thiệt hại;

– Xác minh thiệt hại về tinh thần được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ liên quan đến: áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong hoạt động tố tụng hình sự; người bị thiệt hại chết; mức độ sức khỏe bị tổn hại; kỷ luật buộc thôi việc; giám định thiệt hại;

– Xác minh thiệt hại là các chi phí khác được bồi thường được thực hiện căn cứ vào một hoặc một số loại tài liệu, chứng cứ liên quan đến: thuê phòng nghỉ, đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư; thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại; thăm gặp thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự.

Nghị định cũng quy định việc giảm mức hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Đó là người thuộc một trong các trường hợp sau:

– Người thi hành công vụ gây thiệt hại là người lao động duy nhất của gia đình mà nếu phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoàn trả thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của gia đình và thuộc một trong các trường hợp: phải nuôi con chưa thành niên hoặc nuôi con thành niên bị tàn tật, không có khả năng lao động; nuôi vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; nuôi bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động;

– Người thi hành công vụ có điều kiện kinh tế thiếu thốn kéo dài do thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn dẫn đến mất mát tài sản hoặc do bị tai nạn dẫn đến sức khỏe bị tổn hại từ 31% trở lên hoặc do bị bệnh hiểm nghèo.

Người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chứng minh về các điều kiện giảm mức hoàn trả quy định tại khoản này.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Căn cứ xác minh thiệt hại để bồi thường Nhà nước, bồi thường của nhà nước, luật bồi thường nhà nước thuvien, quy định bồi thường thiệt hại, pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước, trách nhiệm bồi thường của nhà nước là gì, luật trách nhiệm bồi thường nhà nước sửa đổi, những điểm mới luật bồi thường nhà nước, dự thảo luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền