Cấm bị can đi khỏi nơi đăng ký thường trú hay nơi đang sinh sống, làm việc?

Chuyên mụcLuật Cư trú, Thảo luận pháp luật Nơi cư trú

Trong nhiều vụ án hình sự, bị can đăng ký thường trú một nơi nhưng sinh sống, làm việc ở một nơi khác. Vậy, lệnh “cấm bị can đi khỏi nơi cư trú” của Cơ quan tiến hành tố tụng là nơi đăng ký thường trú hay là nơi đang sinh sống, làm việc?

Nội dung vụ việc:

Nguyễn Văn A sinh năm 2002, bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Y, tỉnh Z truy tố về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015. Bị can A có nơi đăng trú thường trú cùng với cha, mẹ ruột tại ấp A, xã B, huyện Y, tỉnh Z nhưng cha mẹ bị can A đang sinh sống tại khóm 1, phường 2, quận X, thành phố H, còn bị can A khi phạm tội đang sinh sống với anh ruột tại ấp C, xã D, huyện Y, tỉnh Z được khoảng 5 năm nhưng không có đăng ký tạm trú. Do bị can A là người chưa đủ 18 tuổi nên Viện kiểm sát nhân dân huyện Y ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can A.

Từ tình huống này xuất hiện 02 quan điểm:

Quan điểm phải cấm bị can A đi khỏi nơi đăng ký thường trú

Cụ thể trong trường hợp này là cấm bị can A đi khỏi xã B, huyện Y, tỉnh Z (là nơi bị can A đăng ký thường trú) và giao cho UBND xã B, huyện Y, tỉnh Z theo dõi, giám sát bị can A.

Quan điểm này căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú năm 2006: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.”.

Như vậy, trong trường hợp này bị can A có nơi đăng ký thường trú tại ấp A, xã B. Còn nơi bị can A đang sinh sống là ấp C, xã D nhưng bị can A không có đăng ký tạm trú theo quy định pháp luật nên không coi ấp C, xã D là nơi bị can A tạm trú. Vì vậy, phải cấm bị can A đi khỏi nơi đăng ký thường trú là xã B, huyện Y, tỉnh Z.

Quan điểm phải cấm bị can A đi khởi nơi đang sinh sống, làm việc

Quan điểm này cho rằng Viện kiểm sát nhân dân huyện Y ra lệnh cấm bị can A đi khỏi xã B, huyện Y, tỉnh Z là không đúng quy định mà phải cấm bị can A đi khỏi xã D, huyện Y, tỉnh Z (nơi bị can A đang sinh sống, làm việc) mới đúng. Bởi vì:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 13 Luật cư trú năm 2006 thì “Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”. Như vậy, trong trường hợp này bị can A có nơi đang sinh sống khác với nơi cha mẹ bị can A đang sinh sống nên nơi cư trú của A phải xác định là nơi bị can A đang sinh sống tại ấp C, xã D, huyện Y, tỉnh Z.

Thứ hai, việc cấm bị can A đi khỏi xã B, huyện Y, tỉnh Z và giao bị can A cho UBND xã B, huyện Y, tỉnh X theo dõi, giám sát là không khả thi và không thực hiện được trên thực tế. Bởi vì thực tế bị can A đã không còn cư trú tại ấp A, xã B từ khoảng 05 năm trước cho nên UBND xã B cũng không thể theo dõi, giám sát bị can A  theo Lệnh cấm đi khỏi nơi cứ trú của Viện kiểm sát.

Thứ ba, mặc dù bị can A không có đăng ký tạm trú tại ấp C, xã D theo quy định pháp luật nhưng thực tế bị can A đã sinh sống với anh ruột được khoảng 5 năm nên có thể coi nơi này là nơi bị can A thường xuyên sinh sống và ổn định. Vì vậy, cấm bị can A đi khỏi nơi đang sinh sống tại xã D, huyện Y, tỉnh Z và giao UBND xã D theo dõi, giám sát A là thực tế và khả thi hơn.

Tác giả bài viết cho rằng, cần phải cấm bị can A đi khỏi nơi đang sinh sống, làm việc (như quan điểm thứ hai) mới đúng và sát với các quy định hiện hành của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLTTHS năm 2015 thì “Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án

Nguồn: Tạp chí Kiểm sát
đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền