Thừa kế là một chế định quan trọng được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Thừa kế là sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ người chết sang người sống căn cứ vào di chúc có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế theo pháp luật. Trong đó, thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo thứ tự hàng thừa kế.
Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, có một trường hợp thừa kế đặc biệt đó là thừa kế thế vi. Theo quy định tại điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 thì thừa kế thế vị là “trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Trên đây là quy định của pháp luật về nhận thừ kế trong trường hợp thừa kế thế vị. Thế nhưng để hiểu và áp dụng cho đúng điều luật này trên thực tế không hề đơn giản. Sau đây là các trường hợp sẽ phát sinh thừa kế thế vị:
Trường hợp 1: Chia thừa kế thế vị trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu toàn phần
Trong trường hợp người để lại di sản chết mà không để lại di chúc hoặc di chúc không vô hiệu thì phần di sản mà người này để lại sẽ được chia theo pháp luật.
Khi mở thừa kế, những người ở hàng thừa kế thứ nhất còn sống có quyền hưởng di sản. Nếu con (con ruột hoặc con nuôi) của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu (con nuôi và con ruột của con người để lại di sản) được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Những người thừa kế thế vị cùng hưỏng một phần di sản lẽ ra cha hoặc mẹ của họ còn sống sẽ được hưỏng, cụ thể mỗi cháu sẽ nhận thừa kế một phần bằng nhau đối với phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng. Sau đây là ví dụ để làm rõ hơn cho trường hợp này:
Ví dụ: Ông A có tài sản là một căn nhà được định giá trị là 2 tỷ đồng (căn nhà này là tài sản riêng của ông A), ông có 2 người con trai là anh B Và anh C. Anh B có vợ và 2 con là anh E và chị F. Anh B mất năm 2010 do tai nạn giao thông. Ông A mất năm 2016, nhưng không để lại di chúc. Chia thưa kế trong trường hợp này:
– Ông A mất không để lại di chúc nên phần di sản mà ông A để lại sau khi chết sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
– B và C mỗi thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên mỗi người được nhận thừa kế là ½ giá trị căn nhà (Mỗi người 1 tỷ đổng).
– Nhưng anh B đã mất (2010) trước ông A (2016) nên phần di sản thừa kế mà anh B được hưởng sẽ chia theo thừa kế thế vị. Mỗi con của B là E và F mỗi người sẽ được ½ phần di sản mà cha mình (là anh B) được hưởng tức mỗi người được ¼ giá trị căn nhà (500 triệu).
– Như vậy, sau khi thực hiện chia thừa kế xong thì:
+ Anh C được nhận thừa kế là ½ giá trị căn nhà (1 tỷ đồng)
+ Anh E và chị F được nhận thừa kế là ¼ giá trị căn nhà (500 triệu đồng)
Anh C, Anh E và chị F ai muốn sở hữu căn nhà thì phải thối lại cho 2 người còn lại số tiền đúng bằng giá trị phần di sản thừa kế mà họ được nhận.
Trường hợp 2: Chia thừa kế thế vị trong trường hợp có di chúc nhưng di chúc vô hiệu một phần
Trong trường hợp này, người để lại di sản thừa kế có để lại di chúc phân chia phần di sản của mình, nhưng một phần di chúc bị vô hiệu do không thực hiện được do người được chỉ định nhận di sản thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản.
Trường hợp này, các nội dung trong di chúc mà không bị vô hiệu sẽ vẫ được chia theo di chúc, chỉ trừ phần di sản được chỉ định cho người nhận di sản đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.
Khi mở thừa kế, phần di sản thừa kế theo pháp luật này sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Mỗi người sẽ được nhận một phần bằng nhau. Nếu con (con ruột hoặc con nuôi) của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu (con nuôi và con ruột của con người để lại di sản) được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Những người thừa kế thế vị cùng hưỏng một phần di sản lẽ ra cha hoặc mẹ của họ còn sống sẽ được hưỏng, cụ thể mỗi cháu sẽ nhận thừa kế một phần bằng nhau đối với phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng. Sau đây là ví dụ để làm rõ hơn cho trường hợp này:
Ví dụ: Ông A có tài sản là một căn nhà được định giá trị là 2 tỷ đồng (căn nhà này là tài sản riêng của ông A), ông có 2 người con trai là anh B Và anh C. Anh B có vợ và 2 con là anh E và chị F. Anh B mất năm 2010 do tai nạn giao thông. Năm 2014 ông A lập di chúc phân chia tài sản cho các con: Anh B và Anh C mỗi người được nhận thừa kế là ½ giá trị căn nhà sau khi ông A mất. Năm 2016 ông A mất. Chia thưa kế trong trường hợp này:
– Ông A mất có để lại di chúc, nhưng di chúc bị vô hiệu một phần nên phần di chúc bị vô hiệu do người được chỉ định thùa kế trong di chúc (Anh B) đã mất trước người để lại di sản thừa kế (ông A) được chia thừa kế theo pháp luật. Phần còn lại không bị vô hiệu nên vẫn được thực hiện. Cụ thể:
+ Anh C nhận thừa kế ½ giá trị căn nhà
+ Phần di chúc bị vô hiệu là ½ giá trị căn nhà được đem chia theo pháp luật.
– ½ giá trị căn nhà đem chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thưa nhất là anh B và anh C mỗi người một phần bằng nhau là ¼ giá trị căn nhà.
– Do anh B đã chết nên phần di sản mà anh được nhận là ¼ giá trị căn nhà sẽ được đem chia thừa kế thế vị cho các con là anh E và chị F mỗi người một phần bằng nhau là 1/8 giá trị căn nhà.
– Như vậy, sau khi thực hiện chia thừa kế xong thì:
+ Anh C được nhận thừa kế là ¾ giá trị căn nhà ( 1 tỷ 500 triệu đồng)
+ Anh E và chị F mỗi người nhận được 1/8 giá trị căn nhà (250 triệu đồng)
Anh C, Anh E và chị F ai muốn sở hữu căn nhà thì phải thối lại cho 2 người còn lại số tiền đúng bằng giá trị phần di sản thừa kế mà họ được nhận.
Lưu ý:
– Chia thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp người nhận di sản thừa kế chết trước hặc cùng với thời điểm người để lại di sản thừa kế chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
– Chia thừa kế thế vị chỉ chia cho các con của người nhận di sản thừa kế chết trước hặc cùng với thời điểm người để lại di sản thừa kế chết, không chia cho vợ.
Để lại một phản hồi