Các trường hợp bắt người trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 bao gồm: Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (khoản 4, 5, 6 Điều 110), Bắt người phạm tội quả tang (Điều 111), Bắt người đang bị truy nã (Điều 112), Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113), Bắt người bị yêu cầu dẫn độ (Điều 503). Cụ thể:
Các trường hợp bắt người trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định bắt người là một biện pháp ngăn chặn và không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Bắt người bị giữ trong TH khẩn cấp (khoản 4, 5, 6 Điều 110) | Bắt người phạm tội quả tang (Điều 111) | Bắt người đang bị truy nã (Điều 112) | Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113) | Bắt người bị yêu cầu dẫn độ (Điều 503) | |
Khái niệm | Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm. | Bắt người phạm tội quả tang là việc bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và đuổi bắt. | Bắt người đang bị truy nã là việc bắt người đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã. | Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là việc bắt người đã bị khởi tố về mặt hình sự hoặc người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vụ án. | Dẫn độ là một hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các nước. Theo đó nước được yêu cầu sẽ bắt giữ và chuyển giao người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc người đã bị Tòa án của nước yêu cầu kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để nước này truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt. |
Các trượng hợp bắt | – Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; – Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. |
– Đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện
– Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện – Đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt. ( đối tượng áp dụng người chưa bị khởi tố về hình sự) |
– Các đối tượng có lệnh truy nã. | Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định cụ thể trong điều luật các căn cứ để bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Tuy nhiên, bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một biện pháp ngăn chặn cho nên khi bắt người cần phải thỏa mãn các quy định tại Điều 109 như sau: “…khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần để đảm bảo thi hành án…”. Ngoài ra, bắt bị can, bị cáo để tạm giam tức người bị bắt sẽ bị tạm giam nên ngoài các căn cứ quy định tại Điều 109 thì cần áp dụng các căn cứ tại Điều 119. | Khi có yêu cầu dẫn độ |
Thẩm quyền | Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra | Bất kì người nào cũng có quyền bắt | Bất kì người nào cũng có quyền bắt | – Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp.
– Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Viện kiểm sát quân sự các cấp. – Chánh án, phó chánh án Toà án nhân dân và toà án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. |
Toà án nhân dân cấp tỉnh trở lên và các cơ quan có thẩm quyền tham gia tố tụng. |
Thủ tục | – Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp được lấy lời khai ngay trong thời hạn12h kể từ khi bị bắt, sau đó ra quyết định:
– Ra lệnh bắt giữ người – Ra quyết định tạm giữ -Trả tự do ngay * Lệnh bắt giữngười phải gửi ngay cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền phê chuẩn hay không phê chuẩn; Trường hợp không phê chuẩn phải trả tự do ngay. |
– Bắt người -> giải ngay đến cơ quan Công An, VKS hoặc UBND nơi gần nhất ->Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho CQĐT có thẩm quyền.
– Ngay sau khi nhận người bị bắt, CQĐT được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12h. sau khi lấy lời khai ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. |
– Bắt người -> giải ngay đến cơ quan Công An, VKS hoặc UBND nơi gần nhất ->Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho CQĐT có thẩm quyền.
– Ngay sau khi nhận người bị bắt, CQĐT được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12h. sau khi lấy lời khai ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt |
– Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
– Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt. – Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. -Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. – Không được bắt người vào ban đêm,trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã. |
– Việc bắt người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam hoặc thi hành quyết định dẫn độđược thực hiện theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật này.
– Thời hạn tạm giam để xem xét yêu cầu dẫn độ không quá thời hạn trong lệnh bắt giam của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ hoặc thời hạn phải thi hành hoặc còn phải thi hành hình phạt tù trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ. Trường hợp cần thiết, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao có thể gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ ra lệnh, quyết định tạm giam hoặc gia hạn tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ để bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ; văn bản yêu cầu được gửi thông qua Bộ Công an |
Thông báo về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người
Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho:
– Gia đình người bị giữ, bị bắt,
– Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú
– Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho:
– Gia đình người bị giữ, bị bắt,
– Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú
– Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.
Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.
Các tìm kiếm liên quan đến các trường hợp bắt người trong tố tụng hình sự 2015, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp khẩn cấp 2015, bộ luật tố tụng hình sự 2015, so sánh các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự 2015, bắt người phạm tội quả tang luật 2015, điều 34 bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật tố tụng hình sự 2017
Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng đối với cả người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Các trường hợp bắt người trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 gồm:
– Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (khoản 4, 5, 6 Điều 110);
– Bắt người phạm tội quả tang (Điều 111);
– Bắt người đang bị truy nã (Điều 112);
– Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113);
– Bắt người bị yêu cầu dẫn độ (Điều 503).
Để lại một phản hồi