Hành vi khách quan của tội phạm cụ thể có thể chỉ bao gồm một hành vi như tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật, tội giết người nhưng cũng có thể bao gồm nhiều hành vi khác nhau xâm hại nhiều khách thể khác nhau.
Hành vi khách quan của tội phạm cụ thể có thể chỉ bao gồm một hành vi như tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật, tội giết người nhưng cũng có thể bao gồm nhiều hành vi khác nhau xâm hại nhiều khách thể khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm, khoa học hình sự Việt Nam có các tên gọi tội kép, tội kéo dài, tội liên tục…
1. Tội kép
– Tội kép là tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều hành vi khác nhau xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau. Tội ghép có 3 đặc điểm sau:
+ Có ít nhất 2 loại hành vi khác nhau.
+ Các hành vi này phải xảy ra cùng thời gian.
+ Các hành vi đó xâm hại ít nhất 2 khách thể.
– Phân tích các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì tội cướp tài sản (Điều 133) thoả mãn đầy đủ 3 điều kiện trên (hành vi khách quan gồm 2 loại: hành vi xâm phạm quan hệ nhân thân – dùng vũ lực và hành vi xâm phạm quan hệ sở hữu – chiếm đoạt). Do đó, tội cướp tài sản là tội ghép.
2. Tội kéo dài
– Tội kéo dài là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián đoạn trong khoảng thời gian dài.
– Đặc điểm của tội kéo dài là chúng chỉ chấm dứt khi tội phạm bị phát hiện hoặc khi người phạm tội tự thú.
Ví dụ: Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, Tội tàng trữ hàng cấm….
3. Tội liên tục
Tội liên tục là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, xâm hại cùng khách thể và bị chi phối bởi ý định phạm tội cụ thể thống nhất. Với khái niệm trên tội liên tục có 3 đặc điểm sau:
+ Có ít nhất 2 hành vi cùng loại.
+ Các hành vi đó xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian.
+ Các hành vi đó phạm xâm hại một khách thể.
Ví dụ: Hành vi khách quan của tội đầu cơ…
Để lại một phản hồi