Bình luận về tài sản bảo đảm tại Bộ luật dân sự 2015

Chuyên mụcLuật dân sự Bộ luật dân sự 2015

Tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 295 Bộ luật dân sự năm 2015. 

 

Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

 

Bình luận về tài sản bảo đảm tại Bộ luật dân sự 2015

Nhìn chung một cách tổng thể, tương quan về kỹ thuật pháp tại Bộ Luật Dân sự mới và Bộ Luật Dân sự cũ có thể thấy rằng Bộ Luật mới được soạn thảo theo kỹ thuật tách nhỏ vấn đề và quy định một cách chi tiết, cặn kẽ hơn, đó là đặc điểm khá dễ để nhận dạng. Rất hiếm hoi xảy ra trường hợp nhà làm luật lại quy định theo hướng gộp chung, khái quát hóa, tổng quát hóa. Tuy vậy quy định tại Điều luật này là một trong những quy định hiếm hoi đó. Cùng là quy định về tài sản dùng để đảm bảo thực hiện hiện nghĩa vụ nhưng Bộ Luật mới chỉ dành đúng 1 Điều luật này để quy định một cách chung nhất trong khi đó Bộ Luật Dân sự 2005 tách ra quy định thành 03 Điều luật riêng biệt tương ứng đối với từng loại tài sản là vật (Điều 320), tiền, giấy tờ có giá (Điều 321) và quyền tài sản (Điều 322).

Trên đây là đôi chút sự khác biệt về mặt kỹ thuật lập pháp mà tác giả so sánh thông qua điều luật này để độc giả có một cái nhìn tổng quan từ hình thức đến nội dung của các quy phạm pháp luật được quy định. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mặt nội dung Điều luật này. Điều này có tất cả 04 Khoản và cũng chính là những mô tả cũng như yêu cầu về tài sản được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Trong đó điều kiện tiên quyết đầu tiên để một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì tài sản đó phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Riêng đối với 02 biện pháp bảo đảm là cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu thì không đặt ra yêu cầu này, nói cách khác đối với 02 biện pháp bảo đảm mới được bổ sung này, người thực hiện nghĩa vụ bảo đảm không nhất thiết phải là chủ sở hữu. Đây có thể nói là điểm mới nổi bật nhất về mặt nội dung quy định so với quy định cũ tại BLDS 2005.

Một yêu cầu nhất thiết phải có đó chính là tài sản dùng để bảo đảm phải được mô tả. Nhà làm luật không yêu cầu việc mô tả này phải cụ thể chi tiết, các bên có thể có những mô tả chung nhưng bắt buộc là phải xác định được tài sản đó là gì. Việc này cực kỳ quan trọng trong việc xác định được tài sản, đặc biệt trong trường hợp phải xử lý tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Nếu việc xác định này không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý tài sản mang đến những rắc rối không cần thiết. Nhưng ngược lại nếu việc yêu cầu mô tả tài sản quá chi tiết khắt khe sẽ lại tạo nên những phiền toái nhất định, đôi khi là làm khó cho các bên. Vì vậy nhà làm luật yêu cầu có thể mô tả chung và xác định được là quy định hợp lý.

Về tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai và giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Như vậy nhà làm luật hoàn toàn không có yêu cầu về giá trị bảo đảm phải bằng hoặc lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. Một câu hỏi đặt ra quy định như vậy liệu có hợp lý? Nên chăng nếu giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn thì chỉ được phép bảo đảm một phần nghĩa vụ tương ứng với giá trị tài sản? và câu trả lời là việc giới hạn giá trị tối thiểu không cần thiết bởi một số lý do sau:

  • Việc xác định giá trị nghĩa vụ rất dễ nhưng xác định giá trị tài sản khó hơn vì đôi khi giá biến động phụ thuộc vào giá cả thị trường nên rất khó để xác định bằng, nhỏ hơn hay lớn hơn.
  • Nhà làm luật đã dự liệu về trường hợp xử lý tài sản đảm bảo nếu bằng thì không phát sinh trách nhiệm gì thêm, nếu dư được trả phần dư nếu thiếu phải bù phần thiếu. Mọi thứ đã rõ ràng nên việc giới hạn giá trị ban đầu sẽ trở nên không cần thiết.
  • Biện pháp bảo đảm về bản chất là ràng buộc trách nhiệm hơn cho các bên chứ không mang tính chất thay thế ngang bằng với nghĩa vụ được bảo đảm.

 


Các tìm kiếm liên quan đến tài sản bảo đảm, điều kiện của tài sản bảo đảm, các nhóm tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo trong tín dụng, quy định về tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo nhóm 1 là gì, khái niệm xử lý tài sản bảo đảm, khái niệm về tài sản bảo đảm, quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền