03 hiểu lầm của người tham gia giao thông: Dễ bị CSGT xử phạt

Cảnh sát giao thông (CSGT)

Nhiều trường hợp người tham gia giao thông chỉ vì hiểu lầm (không phải cố ý vi phạm pháp luật) nên dẫn đến vi phạm pháp luật và bị Cảnh sát giao thông xử phạt.

 

1. Hiểu lầm rằng “đèn vàng thì đi chậm”

Nhiều người cho rằng khi thấy tín hiệu đèn giao thông báo xanh là được quyền đi, vàng là được quyền đi chậm, đỏ là dừng. Tuy nhiên Luật giao thông đường bộ 2008 quy định rằng: Tín hiệu xanh là được đi; Tín hiệu đỏ là cấm đi; Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

 

2. Hiểu lầm rằng “đèn đỏ được rẽ phải”

Nhiều người cho rằng khi tín hiệu đèn giao thông báo đỏ thì đương nhiên được quyền rẽ phải. Tuy nhiên, về nguyên tắc chung của Luật giao thông đường bộ 2008, khi đèn giao thông báo đỏ thì người tham gia giao thông không được rẽ phải, trừ trường hợp có biển báo “đèn đỏ được rẽ phải” hoặc người điều khiển giao thông cho phép rẽ phải.

 

3. Hiểu lầm rằng “đèn đỏ nhưng rào chắn giao nhau với đường sắt chưa hạ thì được đi qua”

Khi đi qua điểm giao nhau với đường sắt, tín hiệu đèn giao thông báo đỏ nhưng rào chắn chưa hạ xuống nên nhiều người cứ nghĩ được phép chạy qua. Tuy nhiên, trường hợp này cũng áp dụng nguyên tắc chung của Luật giao thông đường bộ 2008, khi đèn giao thông báo đỏ thì phải dừng lại.

Người vi phạm quy định nêu trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5; Điểm c, Khoản 4, Điều 6; Điểm g, Khoản 4, Điều 7; Điểm h, Khoản 2, Điều 8 Nghị định 46/2017.

 

Nguồn: Thư viện pháp luật

đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.