Site icon Hocluat.VN

Mối quan hệ của ngành luật hiến pháp với các ngành luật khác

Hiến pháp

Mối quan hệ giữa ngành luật hiến pháp (LHP) với các ngành luật khác.

 

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

 

Mối quan hệ của ngành luật hiến pháp với các ngành luật khác

Nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam, dĩ nhiên luật hiến phápquan hệ mật thiết với các ngành luật khác, cùng góp phần tạo nên hệ thống pháp luật thống nhất của Nhà nước Việt Nam. Nhưng so với các ngành luật khác, luật hiến pháp có một vị trí quan trọng, tạo thành ngành luật cơ bản trong hệ thống các ngành luật Việt Nam. Chính vị trí vai trò này của luật hiến pháp làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam có tính thống nhất. Sở dĩ luật hiến pháp có vị trí như vậy, vì đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp là những mối quan hệ xã hội quan trọng tạo nên chế độ chính trị của Nhà nước. Các mối quan hệ xã hội khác được các ngành luật khác điều chỉnh đều bắt nguồn từ các mối quan hệ được luật hiến pháp điều chỉnh. Vì vậy, về cơ bản các ngành luật khác đều phải bắt nguồn hay nói một cách khác hơn phải dựa vào các quy phạm của ngành luật hiến pháp. Dựa trên quan điểm nhiều người cho rằng, không những hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia, mà cả ngành luật hiến pháp này cũng là ngành luật cơ bản của mỗi quốc gia.

Luật hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho các ngành luật khác điều chỉnh. Nói như vậy, điều này hoàn toàn không có nghĩa các ngành luật khác không tác động ngược trở lại tới luật hiến pháp. Nghĩa là giữa luật hiến pháp và các ngành luật khác vẫn có tác động qua lại lẫn nhau. Luật hiến pháp là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thượng tầng kiến trúc xã hội đòi hỏi phải phù hợp với mối quan hệ xã hội. Cơ sở được các ngành luật khác điều chỉnh như: luật dân sự, kinh tế, đất đai… Ví dụ: quyền sở hữu có tính chất tự nhiên trong xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự, luật hiến pháp không thể vì là cơ bản mà bất chấp quy luật khách quan phát triển của cuộc sống, điều chỉnh tùy tiện theo ý chí chủ quan của giai cấp thống trị.

Luật hiến phápluật hành chính có mối quan hệ rất gắn bó và mật thiết với nhau. Cùng nằm trong hệ thống công pháp Quốc hội, hai ngành luật này có rất nhiều điểm chung với nhau, cùng quy định về vấn đề quản lý Nhà nước, tổ chức Nhà nước ở  nghĩa rộng. Nhưng giữa chúng có những điểm khác nhau cần phải phân biệt. Nếu như luật hiến pháp quy định việc tổ chức quyền lực Nhà nước ở tầm vĩ mô thì luật Hành chính lại chủ yếu dừng lại ở tầm vi mô. Nếu như luật hiến pháp tĩnh hơn quy định việc tổ chức quyền lực Nhà nước, thì luật Hành chính lại quy định việc tổ chức quyền lực Nhà nước ở mức độ động hơn, thực thi quyền lực Nhà nước.

>>> Xem thêm: Quan hệ Luật Hiến pháp Việt Nam

Ví dụ: Luật hiến pháp quy định thẩm quyền chung cho mọi Chủ tịch tỉnh và tương đương được quyền cấp đất phi nông nghiệp đến 2 ha thì đó là thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hiến pháp. Chủ tịch của một tỉnh nào đó dùng cái quyền quyết định của mình mà cấp cho một công dân cụ thể, thì mối quan hệ đi lại là thuộc phạm vi của luật Hành chính.


Các tìm kiếm liên quan đến  mối quan hệ giữa ngành luật hiến pháp và các ngành luật khác, mối quan hệ của khoa học luật hiến pháp với các ngành khoa học pháp lý khác, khái niệm khoa học luật hiến pháp, mối quan hệ giữa luật hiến pháp và chính trị, so sánh luật hiến pháp với các ngành luật khác, hiến pháp và luật hiến pháp là hai khái niệm đồng nhất với nhau, khoa học luật hiến pháp là gì, luật hiến pháp 1, mối quan hệ giữa luật hiến pháp và chính trị so sánh luật hiến pháp với các ngành luật khác, mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp luật, hiến pháp và luật hiến pháp là hai khái niệm đồng nhất với nhau
5/5 - (3 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

  1. Cho tôi hỏi. Bộ luật dân sự 2015 có một số điều có khác với luật đất đai 2013, vậy khi thi hành thì chiếu theo luật nào để thực hiện. Ví dụ trong Luật đất đai 2013 có yêu cầu khi chuyển nhượng bất động sản bắt buộc phải lập hợp đồng và phải qua công chứng hoặc chứng thực mới có giá trị. Trong khi đó do thực tế trong mối quan hệ mua bán đất đai giữa các người dân có rất nhiều vướng mắc nên sinh kiện tụng… Nên Luật Dân sự 2015 có điều chỉnh : nếu các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng thì có thể yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch đó mà không cần công chứng hoặc chứng thực nữa. Ở địa phương tôi Viện KS huyện không chấp thuận điều này, trong khi đó Tòa chấp nhận thụ lý. Hiện vụ việc đang bế tắc. Rất mong Quí báo trả lời giúp.

1900.0164
Exit mobile version