Cơ quan hành chính sự nghiệp

Chuyên mụcLuật hành chính Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính sự nghiệp là 1 lọai cơ quan tron bộ máy Nhà nước được thành lập để chuy6en thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước.

 

Các nội dung liên quan:

 

1. Khái niệm  – Đặc điểm – Phân lọai:

* Khái niệm

Cơ quan hành chính sự nghiệp là 1 lọai cơ quan tron bộ máy Nhà nước được thành lập để chuy6en thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước.

* Đặc điểm:

– Chung:

+ Là 1 tập hợp những cá nhân (CB – CC)

+ Có cơ cấu tổ chức độc lập tương đối (độc lập: cơ quan này khác và tách rời cơ quan kia)

+ Có thẩm quyền được pháp luật quy định (thẩm quyền: là tổng thể những nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật quy định cho 1 cá nhân hơặc tổ chức, dùng để tác động đến đối tượng bên ngòai, mang tính chất quyền lực pháp lý, có giá trị bắt buộc thi hành đối với các đối tượng chịu sự tác động. Quyền được ban hành các VBQPPL là quyền có hiệu quả nhất)

– Riêng:

+ Là cơ quan chuyên thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước (chấp hành – điều hành) -> sẽ sinh ra một đặc điểm: đây là họat động mang tính dưới luật (họat động lập quy)

+ Là lọai cơ quan có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc (các đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp…)

+ Là lọai cơ quan đông đảo về nhân lực, dồi dào về cơ sở vật chất.

* Phân lọai:

Căn cứ vào thẩm quyền:

+ Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung: CP và UBND các cấp

+ Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Sở, Phòng.

– Căn cứ vào chế độ tổ chức và họat động:

+ Cơ quan họat động theo chế độ thủ trưởng: các Bộ, Sở, Phòng có thẩm quyên chuyên môn

  • Ưu: nhanh, có trách nhiệm
  • Khuyết: độc tài.

+ Cơ quan họat động theo chế độ tập thể kết hợp thủ trưởng: CP và UBND các cấp.

-> Ưu: dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể.

-> Khuyết: họp nhiều, mất thời gian, tiền của….

– Ý nghĩa của vịêc phân lọai: Nhằm hòan thiện các quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lọai cơ quan hành chính Nhà nước.

2. Hệ thống bộ máy hành chính:

*  Cơ quan hành chính Nhà nước ở TW:

– Chính phủ:

+ Vị trí pháp lý – Tính chất pháp lý: được quy định tại điều 109 Hiến pháp và Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ 2001.

-> Vị trí:

=>  là cơ quan chấp hành của QH và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN

=> do QH thành lập và bãi miễn

=> Có nhiệm vụ triển khai và chịu sự giám sát của QH

=> là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất

-> Cơ cấu bộ phận: bộ, cơ quan ngang bộ.

-> Cơ cấu thành viên: Thủ tướng, các phó Thủ tướng, các thành viên.

-> Phương thức thành lập:

=> Thủ tướng: do QH bầu và bãi miễn theo đề nghị của CT nước.

=> Các phó Thủ tướng, các bộ trưởng: do Thủ tướng giới thiệu, QH phê chuẩn, CT nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (QH không có quyền cách chức cũng như bổ nhiệm)

-> Thủ tướng phải là Đại biểu QH, các phó TT và các Bộ trưởng không nhất thiết phải là Đại biểu QH (vì Thủ tướng là do QH bầu và phải thông qua hiệp thương, có nhiệm vụ triển khai thực hiện các văn bản do QH ban hành)

+ Nhiệm vụ, quyền hạn chung:

-> Chính phủ : Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định để hướng dẫn thực hiện Luật; ban hành các Nghị định tiên phát khi chưa có Luật. Trình dự án Luật trước QH và trình dự án pháp lệnh trước UBTVQH, hiện nay CP tham gia 75% khi làm dự án luật. Và có quyền điều chỉnh địa giới HC cấp Tỉnh.

-> Thủ tướng CP: Có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đình chỉ và bãi bỏ văn bản sai trái của Bộ trưởng, UBND cấp Tỉnh, CT UBND cấp Tỉnh. (Lưu ý: đình chỉ dành cho người không có quyền bãi bỏ hoặc có quyền bãi bỏ nhưng chưa đầy đủ chứng cứ; Bãi bỏ: quyền của người ở cấp trên)

* Bộ và cơ quan ngang Bộ:

– Bộ:

– Vị trí pháp lý:

+ Bộ là cơ quan hành chính của CP được Nhà nước giao quản lý thống nhất về ngành và lĩnh vực trong cả nước, thực hiện nhiệm vụ chung của CP.

+ Xem thêm Điều 116 HP 1992, Điều 122 Luật Tổ chức CP năm 2007

– Cơ cấu tổ chức và phương thức thành lập:

+ Văn phòng Bộ.

+ Thanh tra Bộ.

+ Các vụ : là cơ quan tham mưu về chuyên môn chủ lực cho các Bộ.

+ Các cục, tổng cục

+ Tổ chức sự nghiệp của Bộ

– Nguyên tắc họat động của Bộ: họat động theo nguyên tắc Thủ trưởng.

– Vụ : Là cơ quan tham mưu chuyên môn chủ lực cho các Bộ, không có chức năng quản lý, khọng có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài sản riêng, hầu hết các vụ không có cơ cấu, không có phòng trực thuộc. Khi cần thiết phải có thì sẽ do Chính phủ quyết định.

– Cục : Số lượng ít hơn vụ. Có chức năng quản lý 1 chuyên ngành hoặc 1 lĩnh vực hẹp của các Bộ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khỏan riêng, có cơ cấu phòng trực thuộc, hạch tóan độc lập.

+ VD: Bộ y tế có Cục thú y; Bộ Tư pháp có Cục Thi hành án….

– Tổng cục: Quản lý 1 chuyên ngành lớn hơn so với Cục, nằm trong Bộ

– Tổ chức sự nghiệp của Bộ như : Trường Đại học, Viện nghiên cứu, trung tâm thông tin, tư liệu, tạp chí, nhà xuất bản, bệnh viện … Chức năng: thực hiện các dịch vụ và các họat động sự nghiệp.

–  Xem thêm điều 8, 18 Luật tổ chức CP năm 2001.

– Cơ quan ngang Bộ:

– Cơ quan thuộc CP:

+ Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực: không do QH lập, do CP tự thành lập và bãi bỏ. VD: Tổng cục du lịch, Bộ VHTT , Ban tôn giao CP, Bộ Nội vụ, Tổng cục Thống kê, Bộ KH – ĐT…

+ Cơ quan sự nghiệp: Thông tấn xã VN, Đài truyền hình VN, Ban quản lý Lăng CT HCM, Bảo hiểm VN, Đài phát thanh VN….

* UBND các cấp: Xem luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH 11

– Vị trí pháp lý: Là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp, UBND phải thực hiện các nhiệm vụ do HĐND giao cho.

->  Phải báo cáo công tác với HĐND và chịu trách nhiệm trước HĐND, chịu sự giám sát của HĐND.

+ Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, UBND phải tổ chức thực hiện pháp luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, chỉ đạo điều hành các nhiệm vụ KT – XH, bảo đảm an ninh quốc phòng.

-> 2 vị trí này của UBND thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc tập quyền XHCN (Tập trung dân chủ là do cơ quan hành chính Nhà nước này do dân bầu – 1 chiều)

– Cơ cấu tổ chức:

+ Cấp Tỉnh: 9 – 11 người

+ Cấp Huyện: 7 – 9 người

+ Cấp xã: 3 – 5 người hoặc 5 người trở lên.

– Chức năng nhiệm vụ: UBND thống nhất quản lý trên phạm vi địa phương.

– Nhiệm vụ, quyền hạn:

– Hình thức họat động: UBND là cơ quan thẩm quyền họat động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

+ Tập thể UBND tại các phiên họp: những vấn đề đưa ra bàn phải do tập thể thảo luận biểu quyết.

+ Họat động của CT UBND: là người đứng đầu UBND chịu trách nhiệm điều hành những họat động thường xuyên của UBND, chỉ đạo trực tiếp các ngành và giải quyết những vấn đề phát sinh hàng ngày.

+ Họat động của các phó CT và các Uy viên:

– Thẩm quyền ban hành văn bản:

+ Đựơc ban hành các văn bản như quyết định, chỉ thị.

– Các cơ quan chuyên môn của UBND (xem NĐ 13/Cp đới với cấp Tỉnh và NĐ 14/CP đối với cấp huyện):

+ Vị trí pháp lý: là cơ quan tham mưu giúp UBND thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở địa phương.

+ Chức năng: Quản lý ngành và lĩnh vực ở địa phương trong phạm vi được ủy quyền; Tham mưu cho UBND.

+ Cơ cấu tổ chức:

-> Được thành lập thống nhất cho các địa phương

-> Được thành lập theo đặc thù của từng địa phương

+ Hình thức họat động: theo chế độ Thủ trưởng, ban hành văn bản áp dụng pháp luật.

đánh giá bài viết

Phản hồi

  1. nên viết lại bài này, cập nhật các văn bản hiện hành; pháp luật hiện hành không có định nghĩa cơ quan nào là “hành chính sự nghiệp”
    . Đặc biệt hiện nay, Chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước đều thể hiện rõ quan điểm tách bạch chức năng quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ công – phân tách chức năng của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập là tiền đề để tách bạch đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức !

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền