Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

Chuyên mụcLuật dân sự Hợp đồng

1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và những quy định chung về các biện pháp bảo đảm

1.1. Khái niệm:

Biện pháp bảo đảm là những biện pháp do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hoặc để bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng.

1.2. Đặc điểm:

– Là biện pháp do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
– Là những biện pháp có tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính.
– Là những biện pháp được đặt ra có mục đích: tác động, dự phòng, dự phạt.
– Các biện pháp này được áp dụng khi nghĩa vụ cần được bảo đảm bị vi phạm.

1.3. Ý nghĩa pháp lý:

– Bảo vệ triệt để lợi ích của người có quyền, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong đời sống.

– Nâng cao trách nhiệm của chủ thể có nghĩa vụ, của người tham gia hợp đồng, bảo đảm niềm tin của bên có quyền và bảo đảm sự tín nhiệm đối với bên có nghĩa vụ.

– Hạn chế tranh chấp; bảo đảm cho chủ nợ quyền được ưu tiên thanh toán so với các chủ nợ không được bảo đảm.

– Cơ sở để giải quyết tranh chấp.

1.4. Những quy định chung:

1.4.1. Đối tượng dùng để bảo đảm:

Tài sản.

– Công việc.

– Uy tín của tổ chức chính trị-xã hội.

1.4.2. Phạm vi bảo đảm:

– Do các bên thoả thuận hoặc pháp luật qui định, nếu không thỏa thuận thì phạm vi bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ chính.

– Phạm vi bảo đảm không được vượt quá nghĩa vụ chính, bao gồm nợ gốc, tiền bồi thường thiệt hại, lãi suất, kể cả tiền phạt vi phạm, nếu có.

1.4.3. Hình thức của giao dịch bảo đảm:

Bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Nếu pháp luật có qui định việc đăng ký thì hợp đồng bảo đảm còn phải được lập bằng hình thức văn bản có chứng thực, công chứng hoặc phải làm thủ tục đăng ký (tại cơ quan đăng ký giao dịch có bảo đảm) thì các bên phải theo hình thức đó.

1.4.4. Một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự:

– Điều kiện.

– Hậu quả và cách thức xử lý khi có một trong số các nghĩa vụ được bảo đảm đã tới hạn thanh toán.

2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

2.1. Cầm cố tài sản:

2.1.1. Khái niệm:

Cầm cố là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cầm cố phải giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố giữ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

2.1.2. Đặc điểm pháp lý:

– Đối tượng dùng để cầm cố là tài sản thuộc QSH của bên cầm cố được giao cho bên nhận cầm cố giữ.

– Tài sản cầm cố phải được giao cho người nhận cầm cố giữ.

– Hình thức

– Hiệu lực

– Thời hạn cầm cố

2.1.3. Nội dung:

Gồm tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên:

– Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố.

– Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố.

2.1.4. Xử lý tài sản cầm cố:

– Theo thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật: bán đấu giá.

– Sau khi trừ đi chi phí (bảo quản tài sản, tổ chức bán đấu giá, chi phí khác) thì số tiền còn lại từ việc bán tài sản được dùng để thanh toán ưu tiên cho người nhận cầm cố. Nếu tiền thanh toán còn thừa thì người cầm cố có quyền nhận lại, nếu còn thiếu thì người cầm cố phải trả thêm cho đủ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Thứ tự thanh toán: nợ gốc, lãi, phạt, tiền bồi thường.

– Thanh toán trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản.

2.1.5. Chấm dứt cầm cố:

Lưu ý: riêng việc cầm cố ở cửa hàng cầm đồ là cầm cố thương mại, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, pháp luật ngân hàng-tài chính-tín dụng.

2.2. Thế chấp tài sản:

2.2.1. Khái niệm:
Thế chấp là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

2.2.2. Đặc điểm:

– Đối tượng: tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp (trừ trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất) và không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp.
(Lưu ý các trường hợp: Tài sản đang cho thuê, tài sản có kèm theo vật phụ, tài sản có phát sinh hoa lợi hoặc lợi tức, tài sản có mua bảo hiểm…)

– Hình thức thế chấp.

– Thời hạn thế chấp.

2.2.3. Nội dung của thế chấp:

– Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp.

– Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.

– Nếu tài sản được giao cho người thứ ba trông giữ thì người thứ ba có quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật.

– Thay thế tài sản thế chấp.

2.2.4. Xử lý tài sản thế chấp:

– Tương tự như xử lý tài sản cầm cố.

2.2.5. Chấm dứt thế chấp

2.3. Đặt cọc:

2.3.1. Khái niệm:

Đặt cọc là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó một bên giao cho bên kia một số tiền, kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng hoặc giao kết và thực hiện hợp đồng.

2.3.2. Đối tượng:

– Đối tượng dùng để đặt cọc gồm có: tiền, giấy tờ có giá, kim khí quí, đá quí, vật có giá trị khác.

2.3.3. Chức năng của việc đặt cọc:

– Chức năng đảm bảo : đảm bảo cho việc:

+ Giao kết hợp đồng.

+ Thực hiện hợp đồng

+ Giao kết và thực hiện hợp đồng

– Chức năng thanh toán

2.3.4. Hình thức của hợp đồng đặt cọc: văn bản. Có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

2.3.5. Xử lý tài sản đặt cọc

2.4. Ký cược

2.5. Ký quỹ

2.6. Bảo lãnh:

2.6.1. Khái niệm:

Bảo lãnh là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người thứ ba cam kết trước bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

2.6.2. Đặc điểm:

– Chủ thể gồm ba bên: người bảo lãnh, người nhận bảo lãnh, người được bảo lãnh.

– Đối tượng bảo lãnh: tài sản của người bảo lãnh, công việc mà người bảo lãnh có năng lực để thực hiện.

2.6.3. Phạm vi bảo lãnh

2.6.4. Hình thức bảo lãnh

2.6.5. Nội dung bảo lãnh:

Quan hệ giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh

– Quan hệ giữa người bảo lãnh với người được bảo lãnh

2.6.6. Xử lý tài sản của người bảo lãnh:

2.6.7. Chấm dứt, huỷ bỏ việc bảo lãnh:

2.7. Tín chấp

2.7/5 - (3 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền