Dưới đây là những lưu ý khi đi tập sự, thực hành luật do mình rút ra từ những gì mà mình đã trải qua. Điều này có thể đúng với mình và có thể không đúng với một số bạn. Tuy nhiên, phương châm là chia sẻ và chúng ta học hỏi lẫn nhau có chọn lọc, giúp các bạn giảm thiểu được những vấp ngã và tránh phải mất thời gian đi đường vòng.
Những nội dung cùng được quan tâm:
- Góc tâm sự của một sinh viên luật mới ra trường đi xin việc
- Sinh viên luật thực tập ở đâu phù hợp nhất?
4 lưu ý khi sinh viên luật đi tập sự, thực hành luật
1. Chọn đúng thời điểm
Sinh viên luật thì hầu hết ai cũng muốn đi thực hành, đi kiến tập để học hỏi kinh nghiệm thực tế, cũng là để trải nghiệm với nghề mà mình đang theo học. Nhưng lựa chọn thời điểm nào là thích hợp cũng là một điều rất quan trọng.
Nhiều bạn lựa chọn đi thực tập ở các văn phòng, công ty luật rất sớm. Sớm đến mức các bạn còn chưa kịp trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng cho việc tập sự, thực hành nghề. Chính vì vậy, khi đến với cơ quan bạn chẳng biết gì cả, chẳng làm được gì cả ngoài việc pha trà, rót nước…Bạn sẽ bị chán nản, dễ bỏ cuộc. Dĩ nhiên, nơi tiếp nhận bạn cũng chẳng thích thú gì.
Thực tập muộn quá thì dĩ nhiên cũng không hay rồi. Bởi muộn có nghĩa là bạn chậm hơn so với người khác. Thua trời một vạn không bằng kém bạn một ly. Khi lũ bạn đã có kinh nghiệm đầy mình roài mà ra trường ta vẫn bỡ ngỡ, vẫn kinh nghiệm bằng không thì cũng thật đáng lo ngại.
Vậy chọn thời điểm nào là đúng, thích hợp nhất để kiến tập, thực tập hành nghề. Theo mình là ít nhất bạn phải học xong 3 năm của bậc đại học. Khi mà về cơ bản bạn đã hiểu thế nào là học luật, điều luật và các vấn đề cơ bản của ngành luật, có khả năng tư duy, phân tích về luật. Vấn đề còn lại chỉ là so với lý thuyết thì thực tiễn của nó ra sao, áp dụng như thế nào?
>>> Xem thêm: Tại sao sinh viên luật nên đi thực tập từ những năm 3 – 4?
Kết thúc năm thứ 3, đầu năm thứ 4 hãy cố gắng đi tập sự ở một chỗ nào đó. Khi ấy ít nhiều bạn cũng có thể soạn một văn bản, hiểu được một thủ tục hành chính để mà hỗ trợ cho đơn vị tiếp nhận bạn tập sự, để có thể làm, có thể cọ sát thay vì chỉ mài đũng quần để rót trà tiếp khách.
2. Chọn nơi thực tập
Chọn nơi thực tập cũng rất quan trọng. Hầu hết sinh viên luật hiện nay đi thực tập theo cơ chế tập thể. Rủ nhau đi cho vui, cho có bạn, có bè hoặc theo sự phân công của trường, khoa mà ít tìm hiểu đơn vị mình đến thực tập thế nào? Mình có học được gì không? Người hướng dẫn mình là ai?
Nếu vậy thì bạn sẽ chỉ có thể gặp may nếu bạn có một nơi thực tập tốt mà thôi. Hãy tìm hiểu trước đơn vị mà mình thực tập, nếu phải thực tập nhóm thì cũng nên chọn những người có cùng sở thích, cùng đam mê với mình để lựa chọn nơi thực tập phù hợp với sở thích đam mê đó.
Bạn có ý định làm luật sư thì không nên đến Viện kiểm sát để thực tập và ngược lại bạn có ý định làm thẩm phán thì không nên đến VPLS để thực tập.
Chọn công ty lớn, công ty vừa vừa hay công ty nhỏ để thực tập cũng là một bài toán không hề đơn giản với những người muốn đi thực tập. Công ty nhỏ thì có khi không có việc. Một tuần thôi mà ngồi chơi sơi nước, lướt facebook thì thật buồn. Công ty lớn cũng chưa chắc bạn được động tay vào việc gì.
Cho nên hãy tìm hiểu thật kỹ về nơi thực tập, về văn hóa của công ty và môi trường làm việc của công ty trước khi bạn đến.
>>> Xem thêm: Sinh viên thực tập ở tòa án sẽ làm những công việc gì?
3. Chọn thầy hướng dẫn
Cái này dễ mà không hề dễ. Vì phần lớn các bạn sinh viên không được lựa chọn được người hướng dẫn. Cái này thường do đơn vị tiếp nhận chỉ định hoặc phân công. Thế nhưng, nếu có thể hãy tìm hiểu trước người sẽ dẫn dắt, chỉ dạy mình là ai. Có một câu chuyện ngắn thế này chia sẻ với các bạn: Một cô gái đi học và thi bằng lái xe ôtô, cả ba lần thi đều trượt thực hành vì không biết đề ba, lên dốc. Đến lần thứ tư, thì cô gái thi đỗ. Hóa ra cô trượt chỉ vì thầy dạy trước đó của cô đã quên dặn cô kéo phanh tay…
Thầy dạy quyết định 80% tiếp thu của bạn trong quá trình thực tập. Họ có nhiệt tình, có khả năng truyền đạt kiến thức, chia sẻ kiến thức cho bạn hay không mới thực sự là quan trọng. Đôi khi người thực hành nghề luật giỏi đều chưa chắc đã là những người thầy có tâm và là người thầy giỏi.
Xem thêm:
- Mách nhỏ sinh viên luật 5 cách để có “kinh nghiệm hành nghề luật”
- Những yếu kém của sinh viên luật khi xin thực tập và xin việc làm
4. Cầu thị và không quá nhiều đòi hỏi
Thái độ của bạn sẽ quyết định những gì bạn xứng đáng được hưởng. Hãy luôn nhớ khẩu quyết này khi bạn đi thực tập. Sự cầu thị, chăm chỉ của người thực tập, kiến tập là rất quan trọng. Và bạn hãy cố gắng luôn giữ thái độ này trước những người đi trước, kể cả là những nhân sự đang làm ở nơi bạn tập sự. Có như vậy bạn mới nhận được sự chỉ bảo tận tình nhất.
>>> Xem thêm: Tại sao nhiều người học luật ra trường bị thất nghiệp?
Không nên quá quan trọng hóa vẫn đề tiền bạc. Lúc này bạn là người đang thực tập, là người cần kiến thức và kinh nghiệm chứ không phải là kiếm tiền. Dục tốc thì bất đạt.
Cám ơn vì bài viết hữu ích.
Bài viết rất thiết thực, cảm ơn bạn rất nhiều