Site icon Hocluat.VN

Xây dựng và sửa đổi hiến pháp là gì? Có gì khác nhau?

Hiến pháp

Xây dựng và sửa đổi hiến pháp là gì? Có gì khác nhau?

 

Các nội dung liên quan:

 

Xây dựng hiến pháp là gì?

Xây dựng hiến pháp (còn được gọi lập hiến hay ‘làm hiến pháp’) là việc thảo luận, soạn thảo, ban hành hiến pháp.

Sửa đổi hiến pháp là gì?

Sửa đổi hiến pháp là việc điều chỉnh hoặc bổ sung thêm một số điều khoản vào hiến pháp hiện hành. Trong các xã hội dân chủ, hiến pháp ra đời nhằm quy định các quy tắc trách nhiệm, giới hạn quyền lực của nhà nước nhằm bảo đảm chủ quyền của nhân dân và các quyền, tự do của con người. Sau khi ra đời, theo thời gian, các quy định của hiến pháp có thể phải sửa đổi để phù hợp với những biến động của cuộc sống.

Xây dựng và sửa đổi hiến pháp có gì khác nhau?

Xây dựng và sửa đổi hiến pháp là những sự kiện chính trị đặc biệt, phản ánh bản chất dân chủ và pháp quyền của một quốc gia. Hiến pháp là bản khế ước xã hội, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do đó nhân dân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp.

Xây dựng và sửa đổi hiến pháp là một quy trình đặc biệt được quy định trong chính hiến pháp. Việc đảm bảo các quy tắc giới hạn chính quyền trong việc sửa đổi hiến pháp nhằm phòng ngừa việc các cơ quan nhà nước có thể sửa đổi hiến pháp một cách tùy tiện, đi ngược lại chủ quyền nhân dân được ghi nhận trong hiến pháp.

Việc sửa đổi hiến pháp chỉ đặt ra khi đã có hiến pháp, tức là sửa đổi những quy định của bản hiến pháp hiện hành. Nguồn gốc của việc sửa đổi thường xuất phát từ việc những quy định hiến pháp hiện hành không còn phù hợp với những thay đổi của đời sống thực tiễn, nhưng cũng có thể xuất phát từ một sự áp đặt từ bên ngoài14 hoặc do ý chí chủ quan của một/hoặc một nhóm người15. Sửa đổi hiến pháp có thể đem lại một cuộc cách mạng về nội dung (sự thay đổi cơ bản của hiến pháp mới so với hiến pháp trước đó), nhưng cũng có thể chỉ là một vài điều chỉnh nhỏ. Các cuộc cách mạng chính trị thường đem lại những thay đổi cơ bản về nội dung hiến pháp, nhưng cũng có khi những thay đổi như vậy diễn ra mà không cần phải có cách mạng chính trị.

Sửa đổi hiến pháp có thể tiếp nối hiệu lực pháp lý của bản hiến pháp hiện hành (hiến pháp sau khi được sửa đổi vẫn có hiệu lực), nhưng cũng có thể là ban hành một bản hiến pháp mới. Sửa đổi hiến pháp có thể tiếp nối/kế thừa những nội dung của hiến pháp hiện hành, nhưng cũng có thể đưa ra những nội dung hoàn toàn mới.


14 Ví dụ, sự ra đời của Hiến Pháp Nhật Bản 1946 chủ yếu là sự áp đặt của Hoa Kỳ sau khi Phát xít Nhật thua trận ở thế chiến thứ hai.

15 Ví dụ như như vai trò của Tướng Charles de Gaulles đối với việc sửa đổi Hiến pháp Pháp 1958.

5/5 - (1221 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền

Exit mobile version