Site icon Hocluat.VN

Tại sao sinh viên luật tốt nghiệp loại khá, giỏi hiện nay vẫn tìm việc khó khăn?

that-nghiep

Đừng tự mãn dù bạn đang học tại một trường luật danh tiếng, có điểm số cao và ra trường với tấm bằng loại khá, giỏi bởi vì chỉ như vậy thôi “tìm việc khó khăn” vẫn là cụm từ sẽ đeo bám bạn mãi.

 

Bài viết được nhiều người quan tâm:

 

Tại sao sinh viên luật tốt nghiệp loại khá, giỏi hiện nay vẫn tìm việc khó khăn?

1. Chúng ta phải hiểu rõ rằng: khá, giỏi ở đây là khả năng hoàn thành chương trình đại học của sinh viên, xác định theo tiêu chí đánh giá của nơi đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi là cầm trong tay bằng khá, giỏi và đã hoàn thành mức độ khá, giỏi các yêu cầu của trường học. Trường luật không dạy nghề, nên người khá, giỏi không thể được hiểu là họ có khả năng làm việc ở mức khá, giỏi. Trong khi đa phần người tuyển dụng lại mong muốn ứng viên phải làm được việc ngay, thậm chí làm tốt. Đó là thực tế vênh nhau rõ rệt giữa “cung” và “cầu”. Chính đòi hỏi này khiến nhiều bạn trẻ hoang mang, lo lắng, sợ hãi, thậm chí bỏ cuộc.

2. Hiện nay, rất nhiều cơ sở đào tạo luật (thống kê năm 2019 có trên 80 cơ sở với chỉ tiêu 24.300 sinh viên), tôi ước tính theo chỉ tiêu tuyển sinh của các trường và hỏi thăm thực tế các bạn sinh viên, sau đó tổng hợp thì sinh viên chính quy mỗi năm ra trường tầm 6-7 nghìn người (phỏng đoán, không chính thức), chưa tính đến các hệ tại chức, chuyên tu, văn bằng 2, học online … Do đó, sức cạnh tranh về việc làm rất lớn. Đó là chưa tính đến vài năm gần đây, kinh tế khó khăn, nhu cầu tuyển dụng giảm sút.

3. Nhà tuyển dụng khi tuyển là muốn ứng viên làm được việc ngay, vì thế họ mới đòi hỏi người có kinh nghiệm (kinh nghiệm là trải nghiệm thực tế của ứng viên và có khả năng làm được việc, chứ không phải là đã đi làm theo hợp đồng lao động được bao nhiêu năm, sinh viên vừa tốt nghiệp vẫn có thể có từ 1-3 năm kinh nghiệm nếu đã đi thực tập, đi làm trước đó). Nhà tuyển dụng không muốn tuyển người mới ra trường, không muốn hướng dẫn, đào tạo vì các lý do sau đây:

>>> Xem thêm: Góc tâm sự của một sinh viên luật mới ra trường đi xin việc

4. Hiện tại, các ứng viên là sinh viên Luật vừa tốt nghiệp, sau khi loại trừ khả năng về ngoại ngữ không nói đến, tôi nhận thấy các ứng viên đa phần còn một khoảng cách quá xa so với nhu cầu thực tế của đa số nhà tuyển dụng, biểu hiện ở các tiêu chí sau đây:

5. Theo cá nhân tôi, để có được việc làm và duy trì được nó, dù ở môi trường nào, dù nhà nước hay tư nhân, vượt trên hết tất cả các điều kiện, một bạn sinh viên luật khi ra trường phải đảm bảo rằng:

Ảnh minh họa (Nguồn: CLB Luật Gia Trẻ – Khoa Luật ĐHQGHN)

6. Tôi cũng đã từng là sinh viên trường luật. Đã cố gắng học và cuối cùng cũng có bằng khá. Nên tôi không có ý chê các bạn học khá, học giỏi. Để đạt được điều đó là rất cực khổ rồi, viết để động viên các bạn cố gắng hơn cho những tiêu chí bổ trợ và mong rằng các bạn chịu khó học hỏi thêm, để có thể đáp ứng được yêu cầu thực tế khó khăn hiện nay. Chỉ trên tinh thần vậy thôi.

7. Nhắn gửi: đây là ý kiến của cá nhân, sau nhiều năm làm tuyển dụng pháp lý, hướng dẫn thực tập, huấn luyện kỹ năng cho sinh viên, bản thân tôi nhận ra những điều như vậy, bạn nào tham khảo được gì thì tham khảo, không được thì đọc chơi cho vui, mong không công kích.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm trước khi đi xin việc dành cho sinh viên luật

Chia sẻ của Luật sư Lê Văn Dụng / Cựu sinh viên Khoa Luật Dân Sự trường Đại Học Luật TP.HCM

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

  1. Rất cám ơn anh vì bài viết thực tế này ạ. Cũng như một lời cảnh tỉnh với sinh viên luật sắp ra trường như em. Nhưng vấn đề về định hướng tương lai em vẫn còn rất mông lung, rằng con đường mình chọn không thực sự phù hợp với bản thân, hay không thực sự “thực tế”. Anh có thể viết bài giúp các bạn như em có thể có cái nhìn thực tế, rõ ràng hơn về việc định hướng nghề nghiệp không ạ?

1900.0164
Exit mobile version