Ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law), pháp luật mỗi quốc gia theo truyền thống thường được phân chia thành luật công (public law) và luật tư (private law). Vấn đề tưởng như đã rõ ràng nhưng hóa ra lại còn đó nhiều câu hỏi cần làm sáng tỏ như: những tư tưởng, học thuyết về phân chia hệ thống pháp luật thành luật công và luật tư có từ bao giờ, được kế thừa, phát triển ra sao?
Những nội dung liên quan:
Phân biệt luật công và luật tư
Sự phân biệt giữa luật công và luật tư đã bắt nguồn từ luật La Mã. Nó đã được các quốc gia theo Dân luật ứng dụng vào đầu thế kỷ 19, và từ đó lan dần sang luật pháp các nước theo thông luật.
Tuy nhiên ranh giới giữa luật công và luật tư thì không phải lúc nào cũng rõ ràng trong một số trường hợp.
Luật công (public law)
Luật công là một phần của luật pháp mà cai quản quan hệ giữa cá nhân và chính phủ, và những quan hệ giữa các cá nhân mà có liên quan trực tiếp đến xã hội.
Các quan hệ mà luật công cải quản thường thì không cân xứng và không bình đẳng – cơ quan chính phủ (trung tâm hay địa phương) có thể ra quyết định về quyền của cá nhân. Tuy nhiên, theo học thuyết Pháp quyền, nhà cầm quyền chỉ có thể làm việc trong vòng pháp luật (secundum et intra legem). Chính phủ phải tuân theo luật pháp. Một công dân không hài lòng với một quyết định của nhà cầm quyền, có thể kháng cáo lên tòa án để được xem xét.
Những lĩnh vực pháp luật thuộc luật tư gồm:
Luật tư (private law)
Luật tư còn gọi là Luật cá nhân hoặc Quyền cá nhân, là một phần của Hệ thống pháp luật Dân luật, luật liên quan đến quan hệ giữa các cá nhân, hay là đến lợi ích của các cá nhân, chẳng hạn như luật về hợp đồng. Nó khác biệt với luật công (bao gồm cả luật hình sự), mà liên quan đến đến lợi ích của nhà nước và lợi ích công cộng, hoặc quan hệ có tính thứ bậc (không bình đẳng) giữa nhà nước và công dân. Nói tổng quát, luật tư liên quan đến quan hệ giữa các cá nhân, hoặc cá nhân và nhà nước trong quan hệ bình đẳng, còn luật công thì dính líu tới quan hệ giữa nhà nước và dân chúng nói chung.
Những lĩnh vực pháp luật thuộc luật tư gồm:
- Luật dân sự,
- Luật kinh doanh (bao gồm Luật thương mại, Luật doanh nghiệp và Luật cạnh tranh,
- Luật về séc và các giấy tờ có giá trị,
- Luật lao động,
- Luật bảo hiểm tư nhân.
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tế của việc phân biệt luật công và luật tư
Phân định ranh giới giữa luật công và luật tư là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhiều mặt cả về mặt lý luận và thực tế. Về lý luận, việc phân chia này sẽ giúp xây dựng và đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ của cả hệ thống pháp luật. Về thực tế, nó cũng giúp định hướng việc xây dựng, ban hành và đặc biệt là hoạt động áp dụng đúng pháp luật.
Để giải quyết hoặc áp dụng đúng đắn pháp luật, nhiều vấn đề pháp lý phát sinh trên thực tế đòi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải có am hiểu một cách đầy đủ các qui định pháp luật của cả luật công và luật tư.
Ví dụ đơn giản: Một vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Đức, để giải quyết hậu quả pháp lý có thể liên quan đồng thời đến các qui phạm pháp luật khác nhau thuộc cả luật công và luật tư, tùy tính chất mức độ. Cụ thể:
– Liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại : Điều 7 Luật giao thông đường bộ, Điều 823 Bộ luật dân sự và Điều 1 Luật bảo hiểm trách nhiệm.
– Liên quan đến việc tước bằng lái xe: Nếu người điều khiển phương tiện mà nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở vượt quá mức cho phép có thể bị tước bằng lái xe (Điều 3 Luật giao thông đường bộ).
– Liên quan đến truy cứu trách nhiệm hình sự: Nếu điều khiển phương tiện gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe hoặc tính mạng người khác thì căn cứ vào kết luận của cảnh sát hoặc cơ quan công tố, người điều khiển phương tiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 315c hoặc 316 Bộ luật hình sự.
– Liên quan đến trách nhiệm bồi thường nhà nước : Nếu người điều khiển phương tiện là cảnh sát đang trong quá trình thi hành công vụ mà gây tai nạn cho công dân một cách có lỗi thì trường hợp này lại liên quan đến trách nhiệm bồi thường của nhà nước do người thi hành công vụ gây ra (theo Điều 34 Luật cơ bản, Điều 839 Bộ luật dân sự).
Các tìm kiếm liên quan đến luật công và luật tư ở việt nam: so sanh luat cong va luat tu, luật tự nhiên là gì, private law là gì, hệ thống luật tư là gì, civil law và common law, hệ thống pháp luật châu âu lục địa, đặc điểm của civil law, so sánh thông luật và dân luật
Để lại một phản hồi Hủy