Độc lập là một thuộc tính và đặc trưng cơ bản của nghề luật sư, tồn tại trong thể chế pháp lý nghề nghiệp với ý nghĩa vừa là yêu cầu, vừa là nguyên tắc định hình bản chất nghề luật sư và được cụ thể hóa ở sứ mệnh bảo vệ sự độc lập tư pháp.
..
Những nội dung liên quan:
- Khái niệm và đặc điểm của nghề luật sư
- Sự hình thành, phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam và trên thế giới
- Những thách thức của nghề luật sư
- Địa vị pháp lý của luật sư
..
Tính độc lập của nghề luật sư
Bộ máy Nhà nước nói chung và các cơ quan Tư pháp nói riêng đều có một hệ thống các quy tắc và luật định cho từng chức danh, để nhằm mục đích các chức năng được thực hiện tốt nhất thì tính độc lập trong mỗi chức danh là điều kiện bắt buộc để các chức danh không thể kiêm nhiệm vai trò của nhau mà từ đó có thể làm tốt vai trò của từng vị trí.
“Mọi sự việc xảy ra trong xã hội đều được cô đọng trong vài điều luật và việc giải quyết những mâu thuẫn các quan hệ trong xã hội cũng được cô đọng trong một số điều luật”. Tư duy của một luật sư không chỉ dực trên những điều luật cố hữu mà là một tư duy có tính sáng tạo phù hợp với sự phát triển của xã hội. Sự tư duy đó chỉ có thể nảy sinh, phát triển và được tôn trọng trong một môi trường làm việc độc lập.
Vì sao nghề luật sư cần có sự độc lập?
Lý do nghề luật sư cần có sự độc lập xuất phát từ bản chất, đặc trưng của các nhóm nghề luật. Mọi sự việc xảy ra trong xã hội thông qua sự điều chỉnh trực tiếp của ý chí nhà nước đều được “khái quát hóa” trong điều luật, đạo luật và việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp, vụ việc phát sinh trong các quan hệ xã hội phải dựa trên những khuôn khổ pháp lý có tính khái quát cao này. Khi xây dựng, ban hành luật, các chủ thể có thẩm quyền đã phân tích các dữ kiện để tổng hợp lại trong điều luật hay bộ luật. Chủ thể áp dụng, sử dụng và thi hành pháp luật phải trên cơ sở những điều luật đã được khái quát hóa đó để nhận diện, phân tích trở lại, nhằm bảo đảm có thể áp dụng đúng cho từng trường hợp. Xét về logic hình thức thì mối quan hệ giữa quy định pháp luật với thực tiễn phát sinh trong xã hội “dường như” không tương đồng, bởi khó có thể tìm thấy ngay sự giải đáp cụ thể trong một điều luật cho từng tình huống cụ thể xảy ra trong thực tiễn. Vì vậy, trong “không gian pháp lý” hữu hạn của pháp luật, sự độc lập là điều kiện căn bản để người hành nghề luật sư có thể tự do tư duy, tự do sáng tạo, tự do đưa ra quyết định trong việc lựa chọn những phương án phù hợp và tốt nhất cho yêu cầu của khách hàng. Việc không bị lệ thuộc, không bị áp lực, bị chi phối, bị dẫn dắt bởi tác động vật chất, tinh thần từ bên ngoài là điều kiện căn bản để người hành nghề luật sư “giải mã” thành công tình tiết, sự kiện, nội dung của mỗi tình huống, sự việc đã xảy ra trong thực tiễn mà đã được thể chế hóa trong quá trình làm luật. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động thực thi, áp dụng pháp luật trong thực tiễn, mà chỉ có người hành nghề luật và nghề luật sư với chuyên môn pháp luật đã được đào tạo và trải nghiệm từ thực tiễn mới có năng lực “bóc tách” thực tiễn khỏi pháp luật, rồi dùng chính kết quả này để giải quyết vấn đề của thực tiễn theo đề nghị của khách hàng.
Từ đây, tính độc lập của nghề luật sư luôn cần phải nhận thức rằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng thực chất là bảo vệ lẽ phải trên cơ sở những quy định pháp luật, công lý, đạo lý và đạo đức xã hội. Để đạt được điều đó, người làm nghề phải biết và phải hành nghề với trọn vẹn tinh thần độc lập.
Quyền lực có sức mạnh cao nhất chi phối, điều tiết sự vận hành và phát triển nghề luật sư là tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng công lý, bảo đảm sự bình đẳng và lẽ công bằng. Quyền lực này được thực thi trong hoạt động nghề nghiệp luật sư không dẫn đến phủ nhận, loại bỏ hệ thống quyền lực nhà nước, mà ngược trở lại, làm cho quyền lực đó được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Trong thực tiễn, hoạt động của nghề nghiệp luật sư chỉ có thể góp phần vào việc để Tòa án tuyên một bản án đúng pháp luật, công bằng, thấu tình, đạt lý. Khi vị trí của nghề luật sư giữ được sự độc lập trước hệ thống các cơ quan và người tiến hành tố tụng thì đó cũng chính là tạo giá trị gia tăng cho phán quyết hợp pháp của Tòa án và có ý nghĩa bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vậy nên khi luật sư làm tròn chức phận của mình với đầy đủ tinh thần độc lập trước mọi chủ thể liên quan thì những đóng góp này thể hiện rõ sự nhân văn trong hoạt động nghề nghiệp, điều mà xã hội luôn đặt niềm tin ở nghề này. Đây chính là nhận thức cơ bản về sự độc lập của nghề luật sư trong điều kiện nhà nước pháp quyền.
Tính độc lập của nghề luật sư được thể hiện trên các phương diện nào?
Tính độc lập của nghề luật sư còn được thể hiện ở phương thức hành nghề. Đặc tính tự do của nghề luật sư là điểm cơ bản phân biệt nghề này với một số nhóm nghề khác thuộc nghề luật (nghề nghiệp xét xử của Thẩm phán, nghề nghiệp của Công tố viên, nghề nghiệp của chức danh thi hành án dân sự…). Sự độc lập của nghề luật sư được khẳng định trên các phương diện:
(1) Vị trí độc lập tương đối của nghề luật sư trong mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp;
Tính độc lập đối với cơ quan tiến hành tố tụng
Một bản án được tuyên dù là hình sự hay dân sự nó ảnh hưởng trực tiếp đến các người tham gia tố tụng; gián tiếp đến thân nhân của họ nhưng lại có tác động đến tâm lý của nhiều người trong xã hội. Luật sư chỉ có thể góp phần vào việc hoàn thiện để Tòa án đưa ra một bản án công bằng, hợp lý nhằm phù hợp với các quy định của luật pháp nếu Luật sư giữ được tinh thần độc lập trước các cơ quan và người tiến hành tố tụng. Góp phần tạo nên một bản án công bằng và đúng luật là chung sức tạo nên một xã hội văn minh là gián tiếp bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhưng để có thể đưa ra một bản án công bằng và đúng luật thì tất cả các quan hệ nhất là quan hệ giữa Luật sư với những cơ quan, những người tiến hành tố tụng là Thẩm Phán, Kiểm Sát viên phải được thiết lập trên mối quan hệ công, tức mọi sự việc đều được giải quyết trên cơ sở quy định của luật.
=> Chính vì vậy Luật sư hay Kiểm sát viên không thể kiêm nhiệm Thẩm phán để đưa ra một bản án. Để bản án đảm bảo được tính khách quan trước pháp luật và trước những người tham gia tố tụng.
=> Luật sư độc lập không thể kiêm nhiệm vị trí Thẩm phán còn là hành động tôn trọng thể chế, tôn trọng tính Công bằng trong pháp luật cũng như tính khách quan trước mọi quyếtđịnh của bản án áp dụng lên thân chủ của mình. Đảm bảo được hành vi hành nghề của chính Luất sư. Luật sư độc lập trong hoạt động hành nghề không có nghĩa là tự tách hoạt động của mình ra khuôn khổ của các hoạt động tố tụng khác.Tính độc lập nói trên không thể đồng nghĩa với sự cô lập, tự tách mình ra, coi mình là tuyệt đối, mà nó cần hòa quyện trong trật tự của một nền pháp chế thống nhất.Có như vậy Luật sư sẽ đảm bảo được tính độc lập trong hành nghề mà vẫn giữ được sự tôn trọng từ các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng. để bảo đảm được sự độc lập của mình, người luật sư phải tuân thủ các quy tắc trong quan hệ với cơ quan tố tụng; ví dụ khôngđược cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ mà biết rõ không xác thực và đi xa hơn nữa không được móc nối, lôi kéo cán bộ làm việc trái quy định của pháp luật…Luật sư có thể trao đổi ý kiếnvề nghiệp vụ với người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết án nếu xét thấy cần thiết và có lợi cho khách hàng. Từ đó có thể thấy, Luật sư không thể kiêm nhiệm vị trí Kiểm Sát viên hayThẩm phán.
(2) Địa vị pháp lý độc lập của luật sư trong quan hệ giao dịch cung cấp dịch vụ pháp lý với khách hàng;
Trái với những ngành nghề khác, Luật sư không tạo ra một sản phẩm cụ thể mà luật sư chỉ cung ứng các dịch vụ hay những sản phẩm trí tuệ cho khách hàng. Tùy tính chất của dịch vụ, tùy uy tín của Luật sư và tùy khả năng của khách hàng, Luật sư sẽ được khách hàng chi trả một khoản thù lao để đổi lại dịch vụ mà Luật sư sẽ cung cấp. được khách hàng chi trả vì là người đại diện vàbảo vệ cho lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như lợi ích chung của xã hội. Muốn được như vậy Luật sư phải có tính độc lập đồng thời duy trì được tính độc lập trước hết đối với khách hàng là quyền được tự do quyết định cung cấp hay không cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng nhưng cũng như tất cả mọi quyền dân sự khác Luật sư cũng không thể lạm dụng quyền tự do kết ước này.
Một khía cạnh khác của tính độc lập khi hành nghề Luật sư là Luật sư được toàn quyền chọn chomình phương thức cũng như các luận cứ bào chữa hay bảo vệ quyền lợi cho khách hàng gần như một cách tuyệt đối mà không có sự can thiệp của khách hàng. Luật sư có quyền từ chối lời yêu cầu của khách hàng để không đưa nội dung bào chữa hay phát biểu trước Tòa. Trong trường hợp cần thiết Luật sư chỉ có thể thông báo cho khách hàng biết hướng giải quyết vụ án/vụ kiện hoặc sẽ thuyết phục khách hàng phải chấp nhận quan điểm của mình nhằm giải quyết vụ việc phù hợp với luật pháp. Nếu khách hàng vẫn không đồng ý Luật sư có quyền từ chối việc cung cấp dịch vụ.
=> Có thể nói, đối với khách hàng Luật sư có tính độc lập từ chính quyền tự do thiết lập giao dịch. Trong khi đối với Thẩm phán – nhân danh Nhà nước để phán quyết sinh mệnh Pháp lý của một chủ thể hoàn toàn dựa trên tính độc lập của Thẩm phán từ các quy định chế tài pháp lý. Sự tác động này trái ngược hoàn toàn với tính tự do thiết lập giao dịch với kháchhàng như cảu Luật sư. Hay đối với Kiểm sát viên – thay mặt cho cơ quan Nhà nước tiến hành tham gia tố tụng, sự tác động của Kiểm sát viên tới các bị can, bị cáo cũng xuất pháttừ những yêu cầu – chấp hành của mối quan hệ nhà nước – công dân/tổ chức, nó cũng không phải là những giao dịch mang tính tự do như Luật sư.
Chính vì lẽ đó Thẩm phán hay Kiểm sát viên không thể đồng thời kiêm nhiệm vai trò của một Luật sư khi tác động tới những chủ thể là công dân/ tổ chức có liên quan trong tố tụng.
(3) Tư cách độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư;
(4) Sự độc lập của chính luật sư không để bị chi phối bởi nhu cầu vật chất, tinh thần không chính đáng của bản thân trong khi giải quyết yêu cầu của khách hàng.
Sự độc lập này được bảo đảm thực hiện bởi quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Cùng với chức năng phản biện và vị trí pháp lý độc lập về tư pháp, nghề luật sư tồn tại trong xã hội có ý nghĩa góp phần phòng, chống nguy cơ lạm quyền, làm sai lệch sự khách quan trong quá trình giải quyết các vụ việc của cơ quan tư pháp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể pháp luật trên cơ sở quy định pháp luật, công lý, lẽ công bằng và đạo đức xã hội.
Luật gia: Nguyễn Văn Thắng
Để lại một phản hồi Hủy