Site icon Hocluat.VN

Nguyên tắc tập quyền là gì? Thể hiện qua hiến pháp như thế nào?

Tập quyền

Nguyên tắc tập quyền là gì?

Nguyên tắc tập quyền (hay nguyên tắc tập quyền XHCN) là nền tảng tổ chức bộ máy nhà nước của các nước XHCN. Nguyên tắc này đề cao vị trí, vai trò của cơ quan đại diện các cấp (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) trong tổng thể bộ máy nhà nước.

 

Những nội dung liên quan:

 

Theo nguyên tắc này, hiến pháp xác định cơ quan đại diện cao nhất (Quốc hội) cũng là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền bầu ra các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, bao gồm chính phủ và toà án tối cao, đồng thời trao các chức năng, nhiệm vụ và giám sát hoạt động của các cơ quan đó.

Nguyên tắc tập quyền thể hiện qua hiến pháp như thế nào?

Nguyên tắc tập quyền thể hiện qua hiến pháp như thế nào?

Nguyên tắc tập quyền XHCN có nguồn gốc từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, gắn liền với yêu cầu xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản. Lấy hình mẫu từ Công xã Pari năm 1871, C.Mác phân tích và cho rằng đây là một mô hình tổ chức quyền lực nhà nước kiểu mới, cho phép chính quyền tập trung vào tay giai cấp công nhân và xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, trước nhu cầu xây dựng, củng cố nhà nước chuyên chính vô sản, V.I.Lênin áp dụng tư tưởng của C.Mác trong thực tế bằng cách lập ra các Xô-viết – những cơ quan đại diện dân cử, tập trung trong tay cả quyền lập pháp, quyền kiểm soát việc chấp hành các pháp luật, đồng thời trực tiếp thực hiện pháp luật thông qua các uỷ viên.

Những nội dung liên quan:

Việc tập trung quyền lực nhà nước vào một cơ quan đại diện dân cử được cho là giúp bảo đảm tính thống nhất của quyền lực và nguyên tắc toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Mặc dù vậy, do quyền lực luôn có nguy cơ bị tha hoá, tập trung quyền lực dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, trì trệ và lạm quyền do thiếu giám sát, kiểm soát nội bộ. Hậu quả là hiệu năng quản lý của bộ máy nhà nước thấp, tham nhũng phổ biến, các quyền con người, quyền công dân bị vi phạm.

Để khắc phục hạn chế của nguyên tắc tập quyền, từ trước đến nay các nhà nước XHCN đã cố gắng áp dụng nhiều biện pháp như thiết lập hệ thống cơ quan viện kiểm sát, xây dựng một cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp…nhưng thực tế cho thấy những biện pháp này rất ít hiệu quả.

5/5 - (1247 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

1900.0164
Exit mobile version