Site icon Hocluat.VN

Một số vị trí và cấp bậc trong các Công ty luật, văn phòng luật sư

Một số chức danh trong Lawfirm

Cũng như nhiều ngành nghề khác, sinh viên khi tốt nghiệp chuyên ngành luật chỉ mang trong tay tấm bằng cử nhân luật. Còn nếu muốn trở thành luật sư, họ phải học thêm một khóa học để được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập vào Đoàn luật sư tại một địa phận tỉnh thành nhất định.

 

Các nội dung liên quan:

 

Có rất nhiều người hiểu rằng sinh viên trường Luật, những đứa luật sư tương lai là cãi giỏi lắm. Thế nhưng điều này hoàn toàn sai. Học luật có thể làm được nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như: Luật sư, Thẩm phán, Thư ký tòa, Kiểm sát viên, Chuyên viên tư vấn pháp lý… hoặc trái ngành như là HR, Marketing… chẳng hạn. Bởi vậy mới nói, không nhất thiết học luật thì sẽ là luật sư. Hiện nay cũng có rất nhiều bạn trẻ định hướng nghề nghiệp của mình trở thành những chuyên viên tư vấn pháp lý chuyên nghiệp trong các Công ty luật hoặc văn phòng luật sư, chuyên về mảng tư vấn và thủ tục.

Theo Điều 33 Luật luật sư 65/2006 và Điều 32 Luật sửa đổi một số điều của Luật Luật sư 65/2006 năm 2012 quy định, tổ chức hành nghề luật sư bao gồm 2 loại: Văn phòng luật sư – dưới dạng doanh nghiệp tư nhân do một luật sư đứng tên và công ty Luật (Law Firm) – dạng công ty hợp danh và công ty TNHH.

Vì vậy trong bài này mình sẽ đề cập đến các vị trí và cấp bậc trong nghề luật trong các Công ty luật, văn phòng luật sư, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Junior: Là những người mới bắt đầu hành nghề luật trong khoảng 2 – 3 năm. Các Junior đều có điểm chung là phải chịu sự giám sát và hướng dẫn công việc của một Senior Lawyer.

2. Associates: Là những người có kinh nghiệm hành nghề khoảng 3 – 5 năm, đã được chứng chỉ hành nghề Luật sư và có khả năng phụ trách (handle) một vụ việc độc lập nhưng chưa thể tự quyết định độc lập với khách hàng mà vẫn cần có mộ Senior Lawyer trợ giúp, kiểm tra trước khi gửi bản tư vấn đến khác hàng.

3. Senior Associates: Là những người có kinh nghiệm hành nghề từ 8 -9 năm. Đã có thể tự mình phụ trách một vụ việc pháp lý độc lập.

4. Partners: thường là những người hành nghề liên tục ở một Law firm khoảng 15 năm hoặc người sáng lập hoặc góp vốn sở hữu ra Law firm đó. Đặc trưng của Law Firm so với các công ty thông thường là khi 1 partner rời khỏi công ty thì không chỉ vốn chủ sở hữu giảm mà sẽ kéo theo cả một số lượng lớn khách hàng của Law Firm đã theo sự tư vấn của Parners đó cũng mất đi. Trong Law firm có quy định một năm một Parner phải mang về bao nhiêu tiền, bao nhiêu khác hàng tùy quy định riêng.

Ngoài ra, ở một số công ty, còn có các chức danh như Senior Partners, Counsels, Experts và Paralegals.

Nhìn chung, mọi con đường đi đến thành công đều gập ghềnh gian khó. Nghề luật sư cũng vậy, muốn thành công chúng ta phải trải nghiệm qua khó khăn. Khi hội tụ đủ cố gắng, say mê, tâm huyết và ý chí thì chắc rằng chúng ta sẽ là luật sư thành công với tương lai đầy hứa hẹn.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền

1900.0197
Chuyển sang giao diện máy tính