Khái niệm công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó bắt buộc có ít nhất 02 thành viên hợp danh phải là cá nhân, là những người chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, và có thể có thành viên góp vốn là những người chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
Các nội dung liên quan:
- Phân biệt Doanh nghiệp tư nhân với Công ty hợp danh
- So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên
- Phân tích các hạn chế của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh
- So sánh (phân biệt) doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Công ty hợp danh là gì?
Mục lục:
- Khái niệm công ty hợp danh
- Ví dụ về công ty hợp danh
- Đặc điểm của công ty hợp danh
- Ưu điểm, nhược điểm của công ty hợp danh
Ví dụ về công ty hợp danh
Ví dụ công ty hợp danh: Công Ty Hợp Danh Quản Tài Viên Quản Lý Và Thanh Lý Tài Sản Đắk Lắk, Công Ty Hợp Danh Quản Lý Và Thanh Lý Tài Sản Việt An, Công Ty Hợp Danh Đấu giá Tây Bắc, Công Ty Hợp Danh DRAGON GROUP, Công ty luật hợp danh FDVN, Công ty Hợp danh Kiểm toán và định giá Việt Nam, Công ty Hợp danh Công nghệ Tàu Thủy, Công ty luật hợp danh Legal Associates, Công ty Luật Hợp Danh Bross và cộng sự, Công ty luật hợp danh Minh Duy, Công ty luật hợp danh The Light, Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam,…
Đặc điểm của công ty hợp danh
Thành viên hợp danh và trách nhiệm của thành viên hợp danh:
– Thành viên hợp danh của công ty không được là Chủ doanh nghiệp tư nhân; không được là thành viên hợp danh của công ty khác, nếu không được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh trong công ty.
– Các thành viên hợp danh đều là các đồng sở hữu trong công ty và họ có quyền quyết định ngang nhau trong quá trình quản lý, điều hành công ty mà không tính đến phần vốn góp vào công ty nhiều hay ít.
– Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết nghĩa vụ tài chính công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.
Thành viên góp vốn và trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh:
– Thành viên góp vốn, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Việc huy động thêm thành viên góp vốn, giúp tháo gỡ được khó khăn tài chính mà công ty hợp danh gặp phải.
– Thành viên góp vốn được quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại phiên họp Hội đồng thành viên. Nhưng những lá phiếu của họ không có giá trị ảnh hưởng đến nội dung của cuộc họp.
Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh:
– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được đăng ký doanh nghiệp
– Có sự tách bạch rõ ràng về tài sản của Công ty và tài sản của thành viên hợp danh.
Huy động vốn của công ty hợp danh:
– Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.
– Huy động vốn bằng các hình thức như: tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới; vay vốn;…
Chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên trong công ty hợp danh:
– Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý.
– Nếu thành viên hợp danh chết, người thừa kế chỉ có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được ít nhất ba phần tư số thành hợp danh còn lại đồng ý.
Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh:
– Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
– Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh do các thành viên thoả thuận quy định trong Điều lệ công ty, song phải bảo đảm các thành viên hợp danh đều được quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.
Ưu điểm, nhược điểm của công ty hợp danh
Ưu điểm của công ty hợp danh
– Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân. Với loại hình công ty này, có thể kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người (Các thành viên công ty) để tạo dựng hình ảnh cho công ty.
– Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các đối tác kinh doanh.
– Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
– Ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
– Lợi thế khi hoạt động kinh doanh những ngành nghề chỉ Công ty hợp danh mới được đăng ký kinh doanh.
Nhược điểm của công ty hợp danh
– Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của công ty nên mức độ rủi ro về vốn trong quá trình của các thành viên hợp danh là rất cao.
– Không được phát hành cổ phiếu để huy động nguồn vốn.
– Loại hình doanh nghiệp này không có tính phổ biến gây khó khăn trong việc phát triển và cạnh tranh.
Chính vì vậy, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, hầu hết các nhà kinh doanh đều lựa chọn thành lập loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần.
Các tìm kiếm liên quan đến công ty hợp danh là gì, ưu nhược điểm, ưu và nhược điểm của công ty cổ phần, so sánh công ty hợp danh với doanh nghiệp tư nhân, ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân, lợi ích của công ty hợp danh, đặc điểm của công ty hợp danh, nhược điểm của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp 2014, ưu nhược điểm của hợp tác xã, ưu điểm doanh nghiệp hợp danh, quy chế pháp lý về vốn của công ty hợp danh
Để lại một phản hồi Hủy