Site icon Hocluat.VN

Câu hỏi bán trắc nghiệm môn Xây dựng văn bản pháp luật (có đáp án)

Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật

Dưới đây là 2 bộ đề thi bắn trắc nghiệm môn Xây dựng văn bản pháp luật có đáp án kèm theo ở cuối bài. Xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tới.

 

Các nội dung liên quan:

 

Bán trắc nghiệm môn xây dựng văn bản pháp luật – Đề 1

1 – Nghị quyết QPPL của HĐND huyện A:

a) Không thể có hiệu lực ngay tại ngày ký ban hành.

b) Trong quy trình xây dựng và ban hành luôn được thẩm tra bởi các Ban của HĐND huyện A;

c) Có thể bị bãi bỏ, đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực bởi chính Hội đồng nhân dân tỉnh A;

d) Có thể được dịch ra tiếng nước ngoài.

2 – Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước ban hành năm 2017 quy định về quy trình kiểm toán:

a) Ghi số và ký hiệu như sau: “Số 05/2017/QĐ-KTNN”;

b) Ghi số và ký hiệu như sau: “Số 05/QĐ-KTNN”;

c) Luôn phát sinh hiệu lực không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày ký ban hành

d) Trong trường hợp cần thiết có thể quy định hiệu lực trở về trước.

3 – Văn bản nào sau đây không phải là văn bản QPPL:

a) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê chuẩn kết quả bầu cử Phó chủ tịch UBND tỉnh A;

b) Quyết định của UBND huyện A ban hành năm 2017 về bãi bỏ VBQPPL của chính mình

c) Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước năm 2017 về chương trình bồi dưỡng kỹ năng Kiểm toán nhà nước;

d) Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam ban hành năm 2014 về Hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định pháp luật về hòa giải cơ sở.

4 – Hiệu lực về thời gian của Văn bản quy phạm pháp luật:

a) Không chỉ là thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản đó.

b) Không chỉ là loại hiệu lực duy nhất được xác định trong văn bản quy phạm pháp luật;

c) Nhất thiết phải ghi nhận trong chính VBQPPL của các chủ thể có thẩm quyền ban hành;

d) Chỉ là sự xác định các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện những nghĩa vụ nào.

5 – Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật:

a) Không chỉ thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ;

b) Có thể được điều chỉnh bởi văn bản QPPL của ủy ban thường vụ Quốc hội;

c) Do Chính phủ, Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

d) Có thể thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính Phủ quy định.

6 – Dự án, dự thảo văn bản nào sau đây luôn phải được thẩm định:

a) Dự án luật của Quốc hội;

b) Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ Quyết định số XX/2014/QĐ-TTg;

c) Dự thảo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về quy trình kiểm toán;

d) Dự thảo thông tư của Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ.

7 – Văn bản quy phạm pháp luật có thể bị bãi bỏ bởi:

a) Chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

b) Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;

c) Cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền;

d) Giám đốc Sở Tư pháp.

8 – Quyết định thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ:

a) Không là văn bản quy phạm pháp luật;

b) Được ban hành theo trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

c) Là văn bản quy phạm pháp luật;

d) Có thể được Phó Thủ tướng Chính phủ ký thay (KT.) Thủ tướng.

9 – Văn bản quy phạm pháp luật:

a) Nhất thiết phải được kiểm tra theo quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP;

b) Có thể là văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;

c) Có thể là văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật;

d) Chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

10 – Những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên do:

a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.

b) Chính phủ quy định.

c) Quốc hội quy định.

d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

 

Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo Nếu bạn có đáp án khác vui lòng để lại dưới phần bình luận và nhớ giải thích tại sao nhé!

 

 

Bán trắc nghiệm môn xây dựng văn bản pháp luật – Đề 2

1 – Hội đồng tư vấn thẩm định:

a) Có thể do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập;

b) Luôn chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ-

c) Thành phần có thể gồm các chuyên gia, nhà khoa học;

d) Có thể do Giám đốc Sở Tư pháp thành lập.

2 – Văn bản nào sau đây là văn bản quy phạm pháp luật:

a) Nghị quyết của Chính phủ năm 2017 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới;

b) Nghị quyết của Quốc hội về ngưng hiệu lực của Luật X để giải quyết vấn đề kinh tế- xã hội phát sinh;

c) Quyết định của Thủ tướng ban hành năm 2017 về bãi bỏ Quyết định số xx/201 6/QĐ-TT g;

d) Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh A về đình chỉ thi hành quyết định trái pháp luật của UBND huyện B.

3 – Các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc thẩm quyền ký ban hành của Thủ tướng Chính phủ:

a) Nghị định của Chính phủ;

b) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

d) Nghị quyết liên tịch của UBTVQH với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4 – Quy tắc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật:

a) Có thể là những quy tắc được pháp luật quy định;

b) Có thể là những quy tắc thực tiễn;

c) Không chỉ được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

d) Chỉ được áp dụng trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

5 – Thẩm định:

a) Không chỉ được áp dụng đối dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước;

b) Là thủ tục bắt buộc đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cắp huyện;

c) Có nội dung thẩm định tương tự nội dung thẩm tra

d) Chủ thể thẩm định không thể đồng thời là chủ thể thẩm tra

6 – Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh X:

a) Có thể là văn bản hành chính;

b) Nhất thiết phải quy định thời điểm phát sinh hiệu lực trong chính VB đó;

c) Có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;

d) Có thể bị đình chỉ, bãi bỏ bởi chính Hội đồng nhân dân tỉnh X.

7 – Địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản của UBND thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre được ghi như sau:

a) Bến Tre, ngày 9 tháng 01 năm 2017

b) Bến Tre, ngày 09 tháng 01 năm 2017

c) Thành phố Bến Tre, ngày 09 tháng 01 năm 2017

d) Tinh Bến Tre, ngày 09 tháng 01 năm 2017

8 – Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ:

a) Phải đánh số trang văn bản theo thứ tự từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng của văn bản.

b) Có thể sử dụng từ ngữ nước ngoài;

c) Nhất thiết do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban soạn thảo;

d) Có hiệu lực cao hơn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

9 – Công văn của Ủy ban nhân dân huyện X, tỉnh Y do bộ phận Văn phòng của UBND soạn nhằm giải quyết vấn đề phát sinh trong lĩnh vực kinh tế:

a) Ghi số và ký hiệu như sau: số: 30/UBND-VP;

b) Có bộ phận “số” có thể được ghi theo hệ thống số chung của cơ quan, tổ chức do Văn thư thống nhất quản lý;

c) Ghi số và ký hiệu như sau: số: 30/UBND-KT.

d) Nhất thiết phải lưu bản gốc có đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký tại văn thư của cơ quan, tổ chức.

10 – Chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh:

a) Hội đồng Dân tộc

b) Ủy ban Pháp luật

c) Thủ tướng Chính phủ

d) Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Các tìm kiếm liên quan đến trắc nghiệm môn xây dựng văn bản pháp luật, nhận định đúng sai môn xây dựng văn bản pháp luật, bài tập môn xây dựng văn bản pháp luật có đáp án, đề thi và đáp án môn xây dựng văn bản pháp luật, đề thi kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật, tài liệu môn xây dựng văn bản pháp luật, đề thi môn xây dựng văn bản pháp luật trường đại học luật hà nội, nhận định đúng sai môn kỹ thuật xây dựng văn bản, đề cương ôn thi xây dựng văn bản pháp luật

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

1900.0164
Exit mobile version