Site icon Hocluat.VN

Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật và giải thích pháp luật

Luật

Khái niệm, đặc điểm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật tương tự và giải thích pháp luật.

 

Những nội dung liên quan:

 

Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật và giải thích pháp luật

Mục lục:

I. Thực hiện pháp luật

  1. Khái niệm thực hiện pháp luật
  2. Đặc điểm quá trình thực hiện pháp luật
  3. Các hình thức thực hiện pháp luật

II. Áp dụng pháp luật

  1. Khái niệm áp dụng pháp luật
  2. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật
  3. Các giai đoạn áp dụng pháp luật (4 giai đoạn)

III. Áp dụng pháp luật tương tự

  1. Khái niệm áp dụng pháp luật tương tự
  2. Các hình thức áp dụng pháp luật tương tự

IV. Giải thích pháp luật

  1. Khái niệm giải thích pháp luật
  2. Chủ thể giải thích pháp luật
  3. Hình thức giải thích pháp luật
  4. Phương pháp giải thích pháp luật
  5. Nguyên tắc của giải thích pháp luật

I. Thực hiện pháp luật

1. Khái niệm thực hiện pháp luật

* Quá trình thực hiện pháp luật là một hoạt động vừa mang tính khách vừa mang tính chủ của đời sống pháp lý.

=> Định nghĩa: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, định hướng nhằm thực hiện hóa nội dung các quy định pháp luật bằng hành vi hợp pháp của các chủ thể.

2. Đặc điểm quá trình thực hiện pháp luật

3. Các hình thức thực hiện pháp luật

II. Áp dụng pháp luật

1. Khái niệm áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành để đưa ra quyết định có tính cá biệt nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội theo mục tiêu cụ thể và cũng là một hình thức pháp luật nên mang đầy đủ  các đặc điểm của hoạt động pháp luật nói chung đồng thời có những đặc điểm riêng:

2. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật

3. Các giai đoạn áp dụng pháp luật (4 giai đoạn)

3.1. Phân tích đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế cần áp dụng pháp luật: giai đoạn khởi đầu có tính chất bản lề. Trước hết cần xác định đúng nội dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiến thực tế đó. Nếu cần áp dụng pháp luật thì làm rõ chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết sự việc đó. Tiếp theo chuẩn bị về mặt tổ chức, nhân sự, kỹ thuật…; xác định thuận lợi khó khăn è nhìn chung hướng đến sự thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian, đạt hiệu quả cao nhất.

3.2. Lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật: về nguyên tắc, phải chọn quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sát thực với nội dung sự kiện. Tiếp đó phân tích nội dung quy phạm đã lựa chọn. Trên thực tế, việc lựa chọn quy phạm có thể xảy ra các khả năng như sau:

3.3. Đưa ra quyết định Áp dụng pháp luật: giai đoạn phản ánh kết quả thực tế quá trình áp dụng pháp luật. Về bản chất, đây là giai đoạn chuyển hóa những quy định chung được nêu trong quy phạm pháp luật thành quyết định cụ thể, cá biệt. Sự phù hợp của quyết định được xem xét ở 2 khía cạnh pháp lý và thực tế.

* Văn bản áp dụng pháp luật: những văn bản do cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục, tên gọi luật định, chứa đựng quy tắc xử sự cá biệt, cụ thể và được thực hiện một lần trong đời sống pháp lý.

3.4. Tổ chức thực hiện quyết định Áp dụng pháp luật trên thực tế: giai đoạn cuối. Cần tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi các quyết định Áp dụng pháp luật với các chủ thể liên quan để đảm bảo hiệu lực của nó trên thực tế.

III. Áp dụng pháp luật tương tự

1. Khái niệm áp dụng pháp luật tương tự

* Nguyên nhân đem lại tình trạng có một quan hệ xã hội nào đó không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh:

=> Định nghĩa: Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền nhằm giải quyết các vụ việc xảy ra trên thực tế mà không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội đó.

=> Thực chất là khắc phục lỗ hổng trong pháp luật nên chỉ mang tính tạm thời và hết sức hạn chế. Để đảm bảo tính khách quan, đúng đắn của quá trình áp dụng pháp luật tương tự đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh thực tế và có sự hiểu biết sâu về pháp luật và khoa học pháp lý.

2. Các hình thức áp dụng pháp luật tương tự

2.1. Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: dựa trên một quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội khác có nội dung tương tự. Điều kiện:

2.2. Áp dụng tương tự pháp luật: dựa trên cơ sở các nguyên tắc của pháp luật, pháp chế và ý thức pháp luật. Điều kiện như trên.

IV. Giải thích pháp luật

1. Khái niệm giải thích pháp luật

Pháp luật muốn được thực thi cần được nhận thức đầy đủ và chính xác. Do đó mục đích của giải thích pháp luật là làm sáng tỏ về mặt nội dung, quy trình thủ tục pháp lý để quá trình thực hiện pháp luật được thống nhất, đúng đắn và hợp pháp.hơn nữa do hệ thống các loại văn bản quy phạm pháp luật là rất nhiều nên khả năng thiếu thống nhất nhận thức về các quy định pháp luật là khó tránh khỏi.

=> Định nghĩa: Giải thích pháp luật là hoạt động làm sáng tỏ nội dung các quy phạm pháp luật hoặc các sự kiện pháp lý cá biệt nhằm đảm bảo tính thống nhất về nhận thức và thực thi pháp luật trên thực tế.

2. Chủ thể giải thích pháp luật

Việc xác định chủ thể giải thích pháp luật phụ thuộc vào các hình thức giải thích pháp luật.

3. Hình thức giải thích pháp luật

Phụ thuộc vào nhiều yếu tổ như chủ thể, nội dung và yêu cầu của từng vấn đề đặt ra dựa vào phương thức thể hiện: giải thích bằng lời nói(văn nói) và văn bản (văn viết) dựa vào chủ thể tiến hành và giá trị văn bản giải thích: chính thức và không chính thức.

3.1. Giải thích chính thức: là hoạt độg của các chủ thể nhân danh Nhà nước để làm sáng tỏ về nội dung, ý nghĩa của các quy phạm pháp luật hoặc một sự kiện pháp lý cụ thể nhằm đảo bảo cho quá trình nhận thức, thực thi pháp luật thống nhất và hiệu quả. Việc được pháp luật quy định và sự đảm bảo của Nhà nước làm cho loại giải thích này mang tính bắt buộc và hiệu lực pháp lý

3.2. Giải thích không chính thức: là hoạt động không nhân danh Nhà nước, được tiến hành bởi bất kì cá nhân, tổ chức nào và vì những mục đích khác nhau. Đặc điểm cơ bản:

4. Phương pháp giải thích pháp luật

5. Nguyên tắc của giải thích pháp luật

5/5 - (10861 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

1900.0164
Exit mobile version