Nguồn của Luật Hiến pháp là hình thức thể hiện quy phạm pháp luật hiến pháp. Nguồn cơ bản của Luật Hiến pháp là những văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy phạm pháp luật hiến pháp.
Những nội dung liên quan:
Ngoài ra, ở một số nước nguồn của Luật Hiến pháp còn bao gồm những tập quán pháp, án lệ. Các điều ước quốc tế ngày nay cũng trở thành nguồn của Luật Hiến pháp của đa số các nước trên thế giới.
Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của Luật Hiến pháp được chia thành: Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hành pháp ban hành, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan giám sát hiến pháp ban hành, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan chính quyền địa phương ban hành.
Nguồn của luật hiến pháp bao gồm:
- Hiến pháp và các văn bản luật khác do cơ quan lập pháp (Nghị viện) ban hành
- Những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hành pháp ban hành
- Những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan giám sát hiến pháp ban hành
- Quy chế, nội quy hoạt động của các viện của Nghị viện
- Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan chính quyền địa phương
- Án lệ
- Điều ước quốc tế
a. Hiến pháp và các văn bản luật khác do cơ quan lập pháp (Nghị viện) ban hành
Hiến pháp và các văn bản luật khác do cơ quan lập pháp (Nghị viện) ban hành. Tuy nhiên Hiến pháp và các văn bản luật có thể được thông qua bằng cuộc trưng cầu ý dân hoặc do Nhà vua ban hành (Ảrậpxêút, Ôman). Theo tính chất và tầm quan trọng của những quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi luật, các luật được chia thành:
+ Hiến pháp (đạo luật cơ bản của Nhà nước) điều chỉnh quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và nhà nước như chế độ xã hội, chế độ chính trị, quyền nghĩa vụ cơ bản của con người và của công dân, tổ chức hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước và hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương…
+ Đạo luật hiến pháp là nguồn của Luật Hiến pháp của một số nước trên thế giới. ở những nước này, thủ tục ban hành “đạo luật hiến pháp” giống như thủ tục ban hành Hiến pháp. Cộng hòa áo, Cộng hòa Séc, Cộng hòa Xlôvakia coi đạo luật hiến pháp là bộ phận của Hiến pháp. Bản thân Hiến pháp được xem là một trong số đạo luật hiến pháp. Ví dụ, đạo luật hiến pháp về sự trung lập của nước áo năm 1955 là một phần của Hiến pháp áo năm 1920.
ở Pháp đạo luật hiến pháp được thông qua bởi Nghị viện Pháp (cả hai viện) hoặc bởi cuộc trưng cầu dân ý. Những đạo luật này được ban hành để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành năm 1958.
+ Đạo luật tổ chức điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Các nước theo hệ thống pháp luật Lam7 thường ban hành đạo luật này. Ví dụ, Hiến pháp cộng hòa Pháp năm 1958 quy định việc ban hành đạo luật tổ chức để điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Hội đồng bảo hiến (Điều 63), Pháp đình tối cao (Điều 67), Hội đồng kinh tế và xã hội (Điều 71), Hội đồng thẩm phán tối cao (Điều 65).
+ Đạo luật thường điều chỉnh những quan hệ xã hội có tính chất và mức độ quan trọng thấp hơn so với những quan hệ xã hội do đạo luật hiến pháp và đạo luật tổ chức điều chỉnh. Bởi vậy, nếu như toàn bộ Hiến pháp, đạo luật hiến pháp, đạo luật tổ chức là nguồn của Luật Hiến pháp thì chỉ một phần hoặc có thể là toàn bộ đạo luật thường là nguồn của Luật Hiến pháp. Điều này phụ thuộc vào sự hiện diện của quy phạm Luật Hiến pháp trong đạo luật này.
Một số nước như Tây Ban Nha, Pháp, Chính phủ có quyền ban hành văn bản quy phạm có hiệu lực như luật theo thủ tục lập pháp ủy quyền. Nếu những văn bản này điều chỉnh những quan hệ pháp luật luật hiến pháp thì chúng là nguồn của Luật Hiến pháp.
b. Những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hành pháp ban hành
Những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hành pháp ban hành bao gồm: Các văn bản do Người đứng đầu nhà nước ban hành (Lệnh, Sắc lệnh, Quyết định), do Chính phủ ban hành (Nghị định), do Người đứng đầu Chính phủ ban hành (Quyết định, Chỉ thị).
Những văn bản nói trên là nguồn của Luật Hiến pháp ở những phần có chứa đựng quy phạm pháp luật hiến pháp. Và chúng được ban hành theo trật tự nhất định, văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới không được trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
c. Những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan giám sát hiến pháp ban hành
Những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan giám sát hiến pháp ban hành: các quyết định của Hội đồng bảo hiến (Pháp), của Tòa án hiến pháp (Bungari, Đức, Ba Lan, Hungari, Italia, Liên bang Nga, Tây Ban Nha), hoặc của Tòa án tối cao (ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản) v.v…
d. Quy chế, nội quy hoạt động của các viện của Nghị viện
Quy chế, nội quy hoạt động của các viện của Nghị viện là nguồn của Luật Hiến pháp vì chúng bao hàm những quy phạm về tổ chức và hoạt động của các viện của Nghị viện.
e. Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan chính quyền địa phương
Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan chính quyền địa phương là nguồn của Luật Hiến pháp nếu chúng điều chỉnh những quan hệ xã hội gắn với việc thực hiện công quyền ở địa phương. Ví dụ như quy chế, nội quy hoạt động của cơ quan tự quản địa phương.
g. Án lệ
Ở một số nước như Anh, ấn Độ, Mỹ án lệ cũng là nguồn của Luật Hiến pháp. án lệ là quyết định của Tòa án về một vụ việc cụ thể được áp dụng bắt buộc để xét xử những vụ án tương tự. Tuy nhiên không phải tất cả các án lệ là nguồn của Luật Hiến pháp mà chỉ có những quyết định của Tòa án về việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước mới là nguồn của Luật Hiến pháp. Ví dụ, ở Anh án lệ quy định nguyên tắc “Nhà vua luôn luôn đúng”; “các văn bản của Nhà vua phải được Thủ tướng hay một Bộ trưởng ký chứng thực”.
Cũng ở những nước nói trên và ở một số nước khác, tập quán pháp được công nhận là nguồn của Luật Hiến pháp. Tập quán pháp không được ghi nhận ở bất cứ văn bản nào, nhưng trong một thời gian dài được áp dụng và được nhà nước thừa nhận bằng sự im lặng. Tuy nhiên, Tòa án không thừa nhận tập quán pháp và tập quán pháp không thể là đối tượng tranh chấp tại phiên tòa. Ví dụ ở Anh có tồn tại tập quán pháp sau: “Nhà vua phải đồng ý với những sửa đổi luật do Nghị viện Anh thông qua”; “Thủ tướng chính phủ là lãnh tụ của đảng chính trị chiếm đa số ghế đại biểu ở Hạ nghị viện Anh”; “ Thượng nghị viện không có quyền trình dự án về tài chính”.
h. Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là nguồn của Luật Hiến pháp nếu nó điều chỉnh những vấn đề liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp. Hiến pháp của nhiều nước bao hàm điều khoản quy định ưu thế của luật pháp quốc tế đối với pháp luật trong nước. Điều này xuất phát từ quá trình quốc tế hóa nền kinh tế và các mặt khác của cuộc sống xã hội.
Ở Iran bộ kinh thánh Côran là nguồn của Luật Hiến pháp. Một số học giả phương Tây còn cho rằng các học thuyết của J.Mắckintôz, A.Đaixi cũng là nguồn của Luật Hiến pháp.
quyết định của chủ tịch nước là nguồn của luật hiến pháp .đúng hay sai ???