Khi kết thúc vụ việc, luật sư cần thông tin cho khách hàng biết về kết quả thực hiện vụ việc và thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận.
..
Những nội dung liên quan:
- Những quy tắc luật sư cần lưu ý khi xung đột lợi ích với khách hàng hoặc bên thứ ba
- 04 quy tắc luật sư cần lưu ý khi thực hiện vụ việc của khách hàng
- 05 quy tắc luật sư cần lưu ý khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng
- Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng
- Những quy tắc luật sư cần lưu ý khi từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng
..
Quan hệ giữa luật sư và khách hàng kết thúc khi vụ việc khách hàng yêu cầu, đã được luật sư hoàn thành việc cung cấp dịch vụ pháp lý. Đối với mỗi luật sư, thời điểm kết thúc thực hiện vụ việc của khách hàng mang đến cảm xúc khó tả, bởi quá trình thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, bất luận ở trong lĩnh vực nào, cũng đều là một quá trình vất vả, vượt qua nhiều khó khăn, trong đó có cả những điều chế ước từ chính các quy tắc đạo đức và ứng xử liên quan đến khách hàng nêu trên. Có những trường hợp vụ việc được kết thúc đương nhiên khi được quy định rõ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý (chẳng hạn luật sư tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, luật sư tư vấn giải quyết khiếu nại hành chính cho đến khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan chức năng có thẩm quyền). Trong trường hợp này, luật sư cần thông báo thời điểm kết thúc vụ việc, gửi bản án, quyết định của Tòa án, văn bản giải quyết của các cơ quan chức năng.
Có trường hợp việc kết thúc thực hiện vụ việc, hai bên phải thỏa thuận chấm dứt và ký biên bản thanh lý hợp đồng. Trong biên bản thanh lý hợp đồng, các bên phải ghi nhận cụ thể kết thúc vụ việc theo hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký, xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên đã thực hiện đầy đủ, hai bên không có thắc mắc, khiếu nại gì đối với trách nhiệm của mỗi bên. Biên bản thanh lý này được lưu giữ cùng hợp đồng dịch vụ pháp lý, hóa đơn giá trị gia tăng là cơ sở phục vụ cho việc cung cấp, giải trình đối với hoạt động thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế. Tuy nhiên, trong quá trình hành nghề cũng có một thực tế là sau khi kết thúc vụ việc, thường việc liên hệ với khách hàng để thông báo và ký biên bản thanh lý gặp nhiều khó khăn. Gặp tình huống này, luật sư nên làm văn bản thông báo, gửi qua đường bưu điện (chuyển phát nhanh có hồi báo) đến địa chỉ của khách hàng ghi trong hợp đồng để làm căn cứ xác định trách nhiệm của luật sư đã hoàn thành đối với vụ việc khách hàng yêu cầu.
Để lại một phản hồi Hủy