Site icon Hocluat.VN

Kỹ năng của luật sư khi tiếp xúc với khách hàng

Luật sư Việt Nam

Kỹ năng của luật sư khi tiếp xúc với khách hàng.

 

Các nội dung liên quan:

 

Mục lục:

  1. Khách hàng trong vụ án hình sự
  2. Bản chất mỗi quan hệ của luật sư với khách hàng trong vụ án hình sự
  3. Các giai đoạn tiếp xúc và làm việc với khách hàng khi tiếp nhận bào chữa

 

1. Khách hàng trong vụ án hình sự

Nhận biết rõ khách hàng của luật sư là ai là một khía cạnh đáng quan tâm trong khi tiếp xúc với khách hàng. Trong vụ án hình sự, pháp luật tố tụng cho phép bị can được nhờ và luật sư được tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra (khởi tố bị can).

– Về mặt pháp lý, pháp luật về luật sư và pháp luật về tố tụng hình sự không phân biệt bắt buộc đích danh bị can, bị cáo mới có quyền nhờ luật sư và qui chế hoạt động của đoàn luật sư cũng không cấm gia đình, thân nhân của họ đến liên hệ nhờ luật sư bào chữa. Chính vì vậy khi tếp xúc với một người đến liên hệ nhờ bào chữa, luật sư cần tìm hiểu mỗi liên hệ của người này với đương sự , nhận biết chính xác mỗi quan hệ đó để có cư xử cho đúng mức.

2. Bản chất mỗi quan hệ của luật sư với khách hàng trong vụ án hình sự

Về mặt pháp lý, thực chất quan hệ giữa luật sư và khách hàng  trong vụ án hình sự là quan hệ nhờ và nhận bào chữa cho bị can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng. Trong quan hệ này, pháp luật đã qui định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của khách hàng, cũng như của luật sư, kể cả vấn đề thù lao bào chữa. Tuy nhiên, nếu hiểu quan hệ giữa luật sư và khách hàng trên phương diện pháp lý một cách máy móc như vậy là chưa đầy đủ. Theo kinh nghiệm thực tiễn, mỗi quan hệ này có thể nhận diện trên ba phạm vi sau đây:

Thứ nhất, quan hệ trong phạm vi tham gia bào chữa trong các giai đoạn tố tụng. Đây là mỗi quan hệ cơ bản, phát sinh trách nhiệm pháp lý của  luật sư trước pháp luật và trước khách hàng.

Thứ hai, quan hệ với tư cách con người với nhau trong đời sống xã hội.

Nhận biết mỗi quan hệ này một cách đúng đắn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh ứng xử hành vi giữa luật sư với khách hàng.

Thứ ba, quan hệ về tài sản giữa luật sư với khách hàng. Ở đây, cần phân biệt mối quan hệ này với thoả thuận về thù lao với khách hàng. Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp xuất phát từ nhiều lý do và nguyên nhân khác nhau, đã có việc luật sư có quan hệ tài sản với khách hàng (như vay mượn tiền, hùn vốn làm ăn, được tặng cổ phiếu sáng lập, ưu đãi trong công ty…). Đạo đức nghề nghiệp của luật sư không cho phép luật sư chạy theo lợi ích vật chất, coi đó là mục tiêu duy nhất của hành nghề luật sư.

3. Các giai đoạn tiếp xúc và làm việc với khách hàng khi tiếp nhận bào chữa

Hiện nay, pháp luật về qui chế hoạt động của luật sư chưa chuẩn hoá các giai đoạn tiếp xúc và làm việc với khách hàng khi tiếp nhận bào chữa trong vụ án hình sự, do mỗi văn pgòng và cá nhân luật sư có những điều kiện và khả năng khác nhau, bối cảnh hoạt động ở mỗi vùng, mỗi địa phương cũng khác nhau. Có thể thấy rõ các mẫu thủ tục tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, thoả thuận về thù lao, mẫu giấy giới thiệu luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng ở mỗi nơi chưa có sự thống nhất.

Vì thế, các giai đoạn tiếp xúc với khách hàng trong vụ án hình sự có thể được phân cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiếp nhận yêu cầu và làm thủ tục: Không nên coi nhẹ giai đoạn này với suy nghĩ đơn giản là việc tiếp xúc ban đầu chỉ mang tính “thủ tục”. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tiếp xúc.

Thứ hai, Trao đổi với khách hàng trong quá trình nhận bảo vệ: Đây là loại công việc rất quan trọng, là sợi dây gắn kết Luật sư với khách hàng.

Thứ ba, giải quyết các bất đồng về yêu cầu, quyền lợi và mối quan hệ sau phiên toà: Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, có thể nảy sinh một số bất đồng như yêu cầu của khách hàng vượt quá giới hạn pháp luật cho phép, phương pháp làm việc khác nhau… Do đó, sự cần thiết của việc nhận diện đúng bản chất, mức độ vụ án trở nên đặc biệt nghiêm trọng  và cần phản ánh trung thực với khách hàng, dự liệu những tình huống khó khăn. Một luật sư có trách nhiệm, tận tâm với khách hàng bao giờ cũng nhận được sự chia sẻ trong những tình huống bị thất bại.


Các tìm kiếm liên quan đến Kỹ năng của luật sư khi tiếp xúc với khách hàng, kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư, những sai sót thường gặp của người thực hiện tư vấn pháp luật khi tiếp xúc khách hàng, kỹ năng viết của luật sư, kỹ năng tiếp nhận yêu cầu tư vấn, giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật, bài tư vấn của luật sư, kỹ năng tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp luật, những vấn đề cần lưu ý khi tìm hiểu yêu cầu tư vấn của khách hàng.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

1900.0164
Exit mobile version