Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu và thực hiện chức năng quản lí kinh tế – xã hội của nhà nước.
Những nội dung liên quan:
- Các khái niệm về thuế thường nhầm lẫn
- Luật thuế là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại thuế
Mục lục:
- Khái niệm thuế
- Đặc điểm của thuế
- Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
- Phân loại thuế
- Phân loại thuế căn cứ vào phương thức đánh thuế
- Thuế trực thu
- Thuế gián thu
- Phân loại thuế căn cứ vào đối tượng tính thuế
- Thuế tài sản
- Thuế thu nhập
- Thuế tiêu dùng
- Phân loại thuế căn cứ vào phương thức đánh thuế
- Nguyên tắc đánh thuế của nhà nước
1. Khái niệm thuế
a) Sự ra đời của thuế
Lịch sử của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Bất kì một chính phủ nào cũng vậy, để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của mình, cần phải thực hiện những chi tiêu mang tính xã hội. Việc chi tiêu đó phải được một quỹ ngân sách chi trả. Tuy nhiên, quỹ ngân sách đó không tự nhiên ra đời. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước huy động một nguồn của cải vật chất từ trong dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau để hình thành quỹ ngân sách. Một trong những hình thức đó là thu thuế.
Hình thức sơ khai của thuế rất đơn giản. Dưới các triều đại phong kiến, người ta thường biết đến các hoạt động phu phen, người dân phải đi làm công cho nhà vua, đào kênh, đắp đê… Rồi các hình thức cống nộp, người dân các vùng miền mang các đặc sản, của ngon vật lạ, quý hiếm mang dâng cho các bậc triều đại vua chúa. Khi tiền ra đời, quan hệ thu thuế thông qua vật chất dần được xoá bỏ, thay vào đó là hình thức giá trị. Những quan hệ thu nộp đó được người ta gọi là thuế. Thực tế chứng minh rằng, không một quốc gia nào không áp dụng các loại thuế trong lãnh thổ của mình.
Ở Việt Nam, thuế ra đời rất sớm, người ta vẫn thường nói đến sưu, thuế. Trong xã hội phong kiến, Việt Nam có các loại thuế thân, thuế đất, rồi thuế muối. Khi có quan hệ giao lưu thương mại, thuế xuất cảng, thuế nhập cảng xuất hiện. trong lịch sử cũng đã từng tồn tại thuế muối, thuế rượu. Nhưng trong xã hội phong kiến, đặc điểm lớn nhất của thuế đó là tính bóc lột, vơ vét, làm cho người dân kiệt quệ.
Sau khi nhà nước cộng hoà ra đời, song song với việc xoá bỏ các thuế phi nhân đạo, nhà nước xây dựng hệ thống thuế mới. Cùng với sự hoàn thiện của pháp luật, hệ thống thuế ngày càng ổn định và hoàn chỉnh hơn.
Trong xã hội hiện đại, hệ thống thuế của Việt Nam tương đối toàn diện và phong phú. Chính sách thuế mà chúng ta thực hiện đã có những nét tương đồng, hài hoà với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
b) Thuế là gì?
Để đưa ra khái niệm thuế không đơn giản.
Các-Mác viết: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước”.
Bằng cách khác, có nhà kinh tế cho rằng: “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”.
Dù xem xét dưới góc độ nào, các học giả đều thống nhất rằng: Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu và thực hiện chức năng quản lí kinh tế – xã hội của nhà nước.
2. Đặc điểm của thuế
a) Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước
Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ: Đối với người nộp thuế: đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán.
Đối với cơ quan nhà nước: khi thực hiện hành vi thu thuế không có quyền lựa chọn thực hiện hay không thực hiện, không có sự phân biệt đối xử đối với người nộp thuế.
Trong quan hệ thu nộp thuế, thu nhập của người nộp thuế đựoc chuyển giao cho nhà nứoc mà không kèm một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế. Quan hệ nộp thuế không xuất phát từ việc vi phạm pháp luật mà là nghĩa vụ đóng góp được pháp luật thừa nhận và xã hội tôn vinh.
Là dấu hiệu để phân biệt với các khoản thu trên cơ sở tự nguyên để hình thành ngân sách nhà nước.
Tính bắt buộc có mối quan hệ với tính không hoàn trả. => Khó có thể thấy tính tự nguyện trong thu nộp thuế.
b) Thuế gắn với yếu tố quyền lực nhà nước
Xuất phát từ nguyên nhân xuất hiện của thuế. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; là biện pháp để nhà nước can thiệp vào nền kinh tế.
Chỉ gắn với yếu tố quyền lực nhà nước thì thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Yếu tố quyền lực thể hiện trước hết ở việc ghi nhận thuế ở các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất – các luật thuế.
c) Thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp
Bất kì ai, khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều phải nộp thuế, không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích công cộng nào. Người nộp thuế không thể phản đối với thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do họ không được hoặc ít được hưởng những lợi ích trực tiếp từ nhà nước.
Sở dĩ thuế không có tính hoàn trả vì mục đích của thu thuế là dùng để chi tiêu cho các sản phẩm công. Nói cách khác, người nộp thuế được hoàn trả gián tiếp. Dịch vụ công như: đảm bảo an ninh quốc phòng, y tế, giao dục công… Lợi ích của người nộp thuế được hoàn trả gián tiếp thông qua các dịch vụ công cộng của nhà nước cho cộng đồng, xã hội. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt thuế với phí và lệ phí.
3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
Thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường tại mọi quốc gia không chỉ riêng Việt Nam.
– Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Hiện nay, ở nước ta nguồn thu từ thuế chiếm đến 90% tổng thu ngân sách nhà nước.
– Hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng, điều chỉnh các cân đối lướn trong nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Ở những giai đoạn khác nhau, nhà nước ban hành các loại thuế khác nhau hoặc thay đổi các nội dung cụ thể của pháp luật thuế: như thuế suất, đối tượng chịu thuế…
– Thông qua thuế, nhà nước thực hiện kiểm kê, kiểm soát và quản lý nền kinh tế xã hội. Thông qua quản lý hoá đơn, chứng từ…
– Điều tiết thu nhập, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp giữa các thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư.
Các tổ chức, cá nhân có điều kiện giống nhau thì phải thực hiện nghĩa vụ thuế như nhau.
4. Phân loại thuế
a) Phân loại thuế căn cứ vào phương thức đánh thuế
– Thuế trực thu
Khái niệm: Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Vì người nộp thuế trực thu là người trả thuế cuối cùng trong một kỳ sản xuất kinh doanh nên khả năng và cơ hội chuyển dịch gánh nặng thuế cho người khác là không thể hoặc trở nên khó khăn hơn. Thuế trực thu có thể là Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Thuế gián thu
Khái niệm: Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá và dịch vụ. Người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải cộng thêm phần thuế vào trong giá bán hàng hoá và dịch vụ của mình. Hay nói cách khác, thuế cấu thành trong giá bán, khi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi tiêu dùng phải thực hiện nghĩa vụ thuế cho hành vi đó. Trong thuế gián thu, người chịu thuế là người tiêu dùng, đã chuyển dịch nghĩa vụ nộp thuế sang cho người sản xuất, kinh doanh. Một số loại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.
b) Phân loại thuế căn cứ vào đối tượng tính thuế
– Thuế tài sản
Khái niệm: Thuế tài sản là thuế đánh vào bản thân tài sản chứ không phải đánh vào thu nhập phát sinh từ tài sản đó.
Ví dụ: Thuế nhà đất, thuế chuyển nhượng tài sản.
– Thuế thu nhập
Khái niệm: Thuế thu nhập là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập nhận được của tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
– Thuế tiêu dùng
Khái niệm: Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh vào phần thu nhập đen ra chi tiêu, mua hoàng hoá của các đối tượng nộp thuế.
Ví dụ: VAT, tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…
Là loại thuế gián thu vì được tính vào giá bán hàng hoá, người chịu thuế với người nộp thuế không trùng nhau.
Đây là loại thuế mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước.
5. Nguyên tắc đánh thuế của nhà nước
Nguyên tắc đánh thuế là hệ thống quan điểm, chỉ đạo chi phối sâu sắc việc đề ra hoặc xoá bỏ hệ thống thuế của một quốc gia, có ảnh hưởng tới quá trình vận hành của hệ thống pháp luật thuế.
Có 4 nguyên tắc:
– Thứ nhất, đánh thuế phải đảm bảo công bằng
Mọi đối tượng có năng lực chịu thuế thì phải nộp thuế. Các đối tượng nộp thuế có điều kiện giống nhau thì phải chịu nghĩa vụ thuế như nhau.
– Thứ hai, đảm bảo cân bằng giữa lợi ích của nhà nước và người nộp thuế
Nội dung của nguyên tắc này là thuế phải đảm bảo cho nguồn thu của ngân sách nhà nước vừa không để cho người nộp thuế lâm vào tình trạng khốn cùng.
Điều này được thể hiện qua việc quy định về đối tượng chịu thuế, mức thuế suất…
– Thứ ba, đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả
Nội dung của nguyên tắc này là: Các quy định của pháp luật thuế phải rõ ràng, dễ hiểu và ổn định trong thời gian dài, đồng thời, tổ chức thu thuế sao cho chi phí quản lí không cao hơn mức thu mà mục tiêu đề ra cho phép.
– Thứ tư, đánh thuế phải đảm bảo công bằng, không để xẩy ra tình trạng, một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần.
Để lại một phản hồi Hủy