Site icon Hocluat.VN

Hệ thống các hoạt động trong cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp

Hoạt động tư pháp

II. Hệ thống các hoạt động trong cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp – Nội dung này nằm trong Chương II: Cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp và phương pháp tác động tâm lý.

 

Xem thêm các nội dung trong Chương II:

 

1. Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp

a) Khái niệm

Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp là quá trình tâm lý phản ánh sự thật khách quan về vụ án hình sự, yêu cầu giải quyết vụ án hình sự và cải tạo phạm nhân thông qua các cơ quan cảm giác và trình độ tâm lý vốn có của cán bộ tư pháp.

b) Mục đích của hoạt động nhận thức

c) Các giai đoạn nhận thức trong hoạt động tư pháp

d) Một số đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp

e) Các phương pháp cơ bản giải quyết nhiệm vụ tư duy trong hoạt động nhận thức

2. Hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp

a) Khái niệm

Hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp là tổng hợp các hoạt động tư duy, lập kế hoạch và ra quyết định cụ thể nhằm hiện thực hóa các hoạt động tư pháp.

v/d: phải có kế hoạch để bắt: bắt ở đâu, lúc nào, cân nhắc thiệt hại chỗ nào là nhỏ nhất… Tất nhiên, có những thứ vẫn sẽ phát sinh ngoài dự liệu vì sự hiểu biết của con người là có hạn. Tuy nhiên, nếu có dự liệu, tính toán, cân nhắc, thì kết quả của chúng ta sẽ tốt hơn.

b) Đặc điểm

c) Các bước (biểu hiện) của hoạt động thiết kế

3. Hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp

a) Khái niệm

Hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp là quá trình tác động có hệ thống, có mục đích đến tâm lý người cần được giáo dục (bị can, bị cáo, phạm nhân, những người tham gia tố tụng kahcs, quần chúng nhân dân) nhằm nâng cao trình độ nhận thức và hình thành cho họ thói quen, kỹ năng, kỹ xảo cũng như những phẩm chất tâm lý tích cực khác mà cán bộ tư pháp mong muốn.

b) Đặc điểm của hoạt động giáo dục

c) Mục đích của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp

4. Hoạt động giao tiếp trong hoạt động tư pháp

a) Khái niệm

Hoạt động giao tiếp trong hoạt động tư pháp là hoạt động sử dụng phương tiện giao tiếp tác động lẫn nhau giữa những chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự và cải tạo phạm nhân, qua đó hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng tích cực cho hoạt động tư pháp.

v.d/: có vụ việc xảy ra, tiếp cận hiện trường, hỏi những người xung quanh xem ai có thông tin về nạn nhân, hung thủ…

V/d: giao tiếp trực tiếp với bị can để lấy thông tin..

b) Các yếu tố của giao tiếp

c) Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp

d) Đặc điểm giao tiếp trong hoạt động tư pháp

=> bị quyết định bởi chức năng tố tụng: bên buộc tội và bên gỡ tội.

5. Hoạt động tổ chức trong hoạt động tư pháp

Hoạt động tổ chức trong hoạt động tư pháp là hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, quản lý để thực hiện tốt các hoạt động tư pháp.

Biểu hiện qua: triển khai, sắp xếp, phân công nhân sự, lực lượng, trang thiết bị.. để thực hiện hoạt động tư pháp trong thực tế

V/d: tổ chức hỏi cung, tổ chức khám nghiệm, tổ chức lấy lời khai…

Hoạt động tổ chức gắn liền với nguồn nhân lực, trang thiết bị mà anh có trong tay.

Hoạt động tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động thiết kế.

6. Hoạt động chứng nhận trong hoạt động tư pháp

a) Khái niệm

Hoạt động chứng nhận trong hoạt động tư pháp là hoạt động ghi nhận và công nhận các sự việc đã thu thập được trong quá trình nhận thức, được thực hiện dưới các hình thức luật định. Hoạt động chứng nhận làm cho các tài liệu đảm bảo nội dung và có giá trị pháp lý.

b) Nhiệm vụ, mục đích của hoạt động chứng nhận

c) Các phương pháp chứng nhận

 


 

Xem thêm các nội dung trong Chương I:

Xem thêm các nội dung trong Chương III:

5/5 - (16271 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

1900.0164
Exit mobile version