Site icon Hocluat.VN

Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật dân sự

Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự chính là sự kiện pháp lý.

 

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

 

Khái niệm sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế mà đã được pháp luật dự liệu các hậu quả pháp lý nhất định (có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

Một sự kiện thực tế có thể làm phát sinh thay đổi, chấm dứt nhiều quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ như: A đâm chết B, hành vi trái pháp luật của A làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, làm phát sinh quan hệ thừa kế….

Phân loại sự kiện pháp lý

Các sự kiện pháp lý được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí.

* Dựa vào hậu quả pháp lý có thể phân chia sự kiện pháp lý thành sự kiện làm phát sinh, sự kiện làm thay đổi và sự kiện làm chấm dứt.quan hệ pháp luật dân sự.

+ Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự: là những sự kiện thực tế do pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ: A điều khiển xe ô tô gây tai nạn làm cho B bị thương. Hành vi gây tai nạn đó làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của A đối với B.

+ Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật dân sự: là những sự kiện thực tế do pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm thay đổi quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ: A ký hợp đồng thuê nhà ở với thời hạn 2 năm với giá 1 triệu đồng. 1 năm sau, A và B thỏa thuận lại hợp đồng thuê nhà với giá 1 triệu rưỡi và thời gian thuê thành 3 năm. Sự thỏa thuận lại giữa A và B là sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật dân sự.

+ Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự: là những sự kiện thực tế do pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

* Dựa trên nguồn gốc phát sinh sự kiện pháp lý sự kiện pháp lý được phân thành 4 loại: hành vi pháp lý, xử sự pháp lý, sự biến pháp lý và thời hạn. Đây là cách phân loại được áp dụng phổ biến nhất.

+ Hành vi pháp lý là hành vi có ý thức của con người và được pháp luật quy định hậu quả pháp lý. Hành vi pháp lý được chia thành hai loại..:

+ Xử sự pháp lý được thực hiện bởi hành vi của con người nhưng hành vi đó hướng tới một mục đích nhất định, tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì có hậu quả pháp lý phát sinh. Hậu quả pháp lý này không nằm trong ý thức của chủ thể. Ví dụ như: việc được lợi không có căn cứ pháp luật của chủ thể.

+ Sự biến pháp lý: sự xuất hiện và diễn biến của sự vật hiện tượng không phụ thuộc vào ý thức của con người như mưa, bão, lũ, động đất, sóng thần…

+ Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Sau thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý nhất định. Ví dụ: người bắt được gia súc đi lạc, sau khi đã thông báo công khai 6 tháng mà không ai nhân lại thì người đó có quyền sở hữu gia súc đó.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự, căn cứ làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật gồm, ví dụ về sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật, căn cứ làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính, các điều kiện làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật, để làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật dựa vào những yếu tố nào, điều kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật, các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự, các loại quan hệ dân sự, sự kiện pháp lý là căn cứ duy nhất làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật đúng hay sai

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

1900.0164
Exit mobile version