Phần lớn các đề thi luật thường có bài tập nhận đinh Đúng – Sai. Để làm tốt dạng bài tập “nữa trắc nghiệm, nữa tự luận” này thì đương nhiên mỗi sinh viên thật sự hiểu rõ bài học cũng như có sự suy luận logic chặt chẽ.
Những nội dung liên quan:
- Là một sinh viên luật, bạn đã biết cách làm bài thi?
- Chia sẻ phương pháp học luật hiệu quả dành cho sinh viên
- 05 môn học bạn cần nắm vững ở trường luật
- Sinh viên luật cần làm gì để có 04 năm Đại học thành công?
10 tuyệt chiêu để làm tốt bài tập Nhận định Đúng – Sai
Ngoài việc phải học thật tốt thì trong “giới học Luật” lại truyền nhau một số kinh nghiệm như:
Về Nhận định:
1. Những câu nhận định mà khẳng định bằng các từ như: tất cả, mọi, toàn bộ…hay là: chỉ, duy nhất.. thì thường có đáp án “SAI”.
VD: Mọi phụ nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền kết hôn.
2. Những câu mà đưa ra nhận định mà “có thể”, “có trường hợp”, “đôi khi” thì khả năng “ĐÚNG” rất cao.
VD: Nam và nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn, có thể được pháp luật công nhận là vợ chồng
3. Những câu “ĐÚNG” sẽ chiếm số ít trong dạng bài tập này, nếu bạn làm “ĐÚNG” nhiều, hoặc không có nhận định “ĐÚNG” thì cũng nên “tìm đường” học lại.
VD: Đề có 5 câu mà có 4 câu “ĐÚNG”, hoặc là cả 5 câu đều “SAI”
4. Những câu nhận định mà từ ngữ giống và dễ tìm trong Luật thì khả năng Sai cũng cao. Đáp án có thể nằm đâu đó ở “phần ngoại lệ”
VD: Kết hôn với người nước ngoài thì phải đăng ký ở UBND cấp Huyện.
5.Hãy cẩn thận với những khái niệm “bị đánh tráo”. Vì vậy nên hiểu rõ chúng bằng cách đọc Điều Giải thích từ ngữ.
VD:Người cùng giới tính có thể kết hôn với nhau, tuy nhiên không được Nhà nước công nhận.
Về căn cứ pháp lý:
7. Căn cứ phải đúng trọng tâm nhận định, căn cứ khiến nhận định đó “ĐÚNG” hoăc “SAI”.
VD: Người cùng giới tính có thể kết hôn với nhau, tuy nhiên không được Nhà nước công nhận.
Câu này phải đưa căn cứ ở Điều giải thích từ ngữ.
Ngoài ra cần rõ ràng Điều khoản, Luật nào, năm nào…
8. Chú ý đến hiệu lực của quy phạm pháp luật.
Về giải thích:
9. Giải thích ngắn gọn, liên quan đến nhận định.
10. Đối với câu “ĐÚNG” mà giải thích “Vì Luật quy định như vậy” thì đúng là “thảm họa”
Không biết còn “chiêu” nào nữa không, mọi người góp ý thêm.
Có mấy câu nhận định mình lấy làm ví dụ không biết có hợp lý không, mọi người thử nêu nhận định và căn cứ pháp lý để luyện.
CHÚ Ý: THẦY CÔ RA ĐỀ CŨNG CÓ THỂ ĐỌC ĐƯỢC BÀI VIẾT NÀY!
Bài viết được chia sẻ bởi: Phạm Đức Thọ
Mình có xin file pdf của Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1 và tập 2, Ad cho mình xin nhé. Mình cảm ơn ạ.