Mãi đến năm 1946 nước ta mới có bản hiến pháp đầu tiên bởi vì trước đó chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp.
Các nội dung liên quan:
- Tại sao cho đến trước năm 1945, Việt Nam không có hiến pháp?
- Hiến pháp Việt Nam và những điều nên biết
- Nguồn gốc của tên gọi Hiến pháp
- So sánh các bản hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở vào một tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Vận mệnh của Tổ quốc, nền độc lập của dân tộc vừa mới giành được đang đứng trước nguy cơ mất còn. Vì vậy, ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã xác định, một trong những nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ là phải xây dựng cho được một bản Hiến pháp. Người chỉ rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”.
Để lại một phản hồi Hủy