Luật tố tụng dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Các nội dung liên quan được tìm kiếm:
- Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự
- Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam
- Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Vai trò và nguồn của Luật tố tụng dân sự
Mục lục:
Vai trò của Luật tố tụng dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật (Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự).
Nguồn của Luật tố tụng dân sự
Trong tiếng Việt, “nguồn” được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra cái gì, điều gì [1]
Nguồn luật được hiểu là nơi rút ra các quy tắc xử sự của các chủ thể trong xã hội do Nhà nước quy định. Các văn bản pháp luật là một trong những hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước nên được coi là nguồn luật cơ bản.
Nguồn của Luật tố tụng dân sự Việt Nam bao gồm các văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành có chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Các văn bản này bao gồm nhiều loại như Hiến pháp, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân…, trong đó Bộ luật tố tụng dân sự là nguồn chủ yếu và quan trọng nhất. Đây là văn bản pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực cao nhất, có phạm vi điều chỉnh rộng nhất, quy định trực tiếp và có hệ thống về tất cả các vấn đề của tố tụng dân sự.
Để lại một phản hồi Hủy