Site icon Hocluat.VN

Ứng xử của luật sư tại phiên tòa

Hành nghề luật sư

Hành nghề luật sư (Ảnh: hocluat.vn)

Khi tham gia tố tụng, luật sư phải lịch sự, chấp hành nội quy, các quy định pháp luật tố tụng liên quan. Chấp hành nội quy của các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và các cơ quan khác có liên quan như Trại tạm giam,…

..

Những nội dung liên quan:

..

Quy tắc chung khi tham gia tố tụng

Khi tham gia tố tụng, luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, lịch sự, tôn trọng những người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề; chủ động, tích cực thực hiện các quyền và nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.[1]

Như vậy khi tham gia tố tụng, luật sư phải lịch sự, chấp hành nội quy, các quy định pháp luật tố tụng liên quan. Chấp hành nội quy của các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và các cơ quan khác có liên quan như Trại tạm giam… Chấp hành nội quy, luật sư phải ăn mặc lịch sự, để xe gọn gàng, đúng nơi quy định, phải đăng ký tên trước khi gặp hoặc làm việc. Bên cạnh việc chấp hành nội quy, với vai trò là người tham gia tố tụng, luật sư phải tuân thủ các quy định tố tụng có liên quan như khi tham gia hoạt động hỏi cung, luật sư chỉ được hỏi khi Điều tra viên cho phép hoặc khi gặp trao đổi với thân chủ ở Trại tạm giam phải làm thủ tục trích xuất…

Khi làm việc phải có thái độ hợp tác, lịch sự, tôn trọng người tiến hành tố tụng như tham gia các buổi làm việc đúng giờ, đúng vai trò mà pháp luật quy định; khi trao đổi, nêu vấn đề, ý kiến thậm chí nêu quan điểm phản đối, luật sư cần bình tĩnh, có thái độ ôn hòa, tránh bộc lộ cảm xúc cá nhân dù là tích cực hay tiêu cực. Làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư cần sử dụng ngôn từ, thái độ phù hợp với môi trường làm việc. Dù gặp khó khăn hoặc cản trở, thái độ lịch thiệp, ngôn từ cẩn trọng luôn cần được duy trì. Tuân thủ đầy đủ quy định trên sẽ giúp người luật sư rèn luyện được bản lĩnh, xây dựng được hình ảnh tích cực không chỉ là người có tri thức mà còn là người có văn hóa trong ứng xử, chuyên nghiệp trong công việc.

Những công việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, luật sư cần chủ động, tích cực và tự mình làm cho tròn nghĩa vụ theo quy định của pháp luật như: Đăng ký khi tham gia tố tụng, luật sư chủ động chuẩn bị mọi tài liệu theo quy định của pháp luật tố tụng cũng như Luật Luật sư, không để thiếu hoặc sai sót dẫn đến căng thẳng không cần thiết trong việc gặp gỡ, tiếp xúc làm việc giữa luật sư với cơ quan, người tiến hành tố tụng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, luật sư khi thu thập chứng cứ cần chủ động giao nộp theo đúng quy định của pháp luật. Không chỉ khi tham gia tố tụng, sự chủ động, tích cực trong công việc là yếu tố cần phải có trong hành nghề luật sư cũng như một phẩm chất mà luật sư cần rèn luyện.

Khi muốn làm sáng tỏ nội dung vụ án, cùng cơ quan tiến hành tố tụng sớm tìm ra sự thật trong quá trình tố tụng, luật sư hoàn toàn có quyền gặp, trao đổi nghiệp vụ với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng. Khi trao đổi, luật sư phải giữ tính độc lập, khách quan, không bị chi phối bởi bất cứ yếu tố nào nhằm góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội[2]. Luật sư phải độc lập với cơ quan, người tiến hành tố tụng bởi vì luật sư có độc lập mới bảo vệ được và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho khách hàng. Sự độc lập đó sẽ tạo ra sự bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư, tạo ra sự tự do để luật sư hành nghề. Đặc biệt, khi tham gia tố tụng, có người quan niệm sự độc lập của nghề luật sư mang tính tuyệt đối, thậm chí đồng nhất tính độc lập với sự đối lập, hiểu sai lệch tính chất hành nghề tự do của luật sư là không chịu sự ràng buộc, can thiệp hoặc giám sát của các cơ quan quyền lực, hành chính tư pháp của nhà nước. Từ đó sinh ra tư tưởng “quyền anh, quyền tôi”, dẫn đến nguy cơ vi phạm pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử khi hành nghề…[3]

Trao đổi nghiệp vụ khi tham gia tố tụng thực chất là việc thực hiện quyền trao đổi, kiến nghị của luật sư với cơ quan, người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng. Chính vì vậy, luật sư cần nắm vững quy định của pháp luật tố tụng về hình thức, cách thức, vấn đề trao đổi để thực hiện đúng pháp luật. Những nội dung luật sư trao đổi với cơ quan, người tiến hành tố tụng phải liên quan đến vụ án, đến việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng. Vấn đề trao đổi cũng không được vượt quá những quyền mà pháp luật quy định cho luật sư trong tố tụng hoặc không thuộc thẩm quyền của cơ quan, người tiến hành tố tụng. Ví dụ, là luật sư của bị cáo A thì không thể trao đổi các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của bị cáo B hoặc trao đổi vấn đề không liên quan đến nội dung vụ án. Hình thức trao đổi có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Khi trao đổi trực tiếp, luật sư cần thực hiện tại trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng.

Câu hỏi đặt ra là cách thức nào giúp luật sư giữ được tính độc lập, khách quan, không bị chi phối khi trao đổi nghiệp vụ với cơ quan, người tiến hành tố tụng. Nếu cơ quan, người tiến hành tố tụng cố tình chi phối bằng những hành động vũ lực, đe dọa, dụ dỗ, cưỡng ép khiến luật sư mất đi tính độc lập, khách quan khi bào chữa, bảo vệ thì luật sư chỉ cần sử dụng các biện pháp pháp luật cho phép để bảo vệ sự độc lập của luật sư khi hành nghề, ví dụ như đề xuất thay đổi người tiến hành tố tụng nếu có căn cứ rõ ràng hoặc kiến nghị xử lý về hành vi vi phạm khi có chứng cứ… Tuy nhiên, thực tế, sự chi phối, tác động thường gặp khi hành nghề luật sư đó là khi người tiến hành tố tụng có quan điểm, ý kiến trái ngược hoặc ý kiến khác đối với vấn đề trao đổi. Điều này rõ ràng có tác động rất lớn đến luật sư; làm thế nào để độc lập, khách quan trong tình huống đó. Để giải quyết tình huống, hãy xem xét quy định của pháp luật tố tụng liên quan đến nguyên tắc độc lập xét xử của Tẩm phán. Bất cứ bộ luật tố tụng nào cũng đều quy định Tẩm phán phải độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, trong một số quy định khác của bộ luật tố tụng, ví dụ tại khoản 4 Điều 322 BLTTHS năm 2015 quy định: “Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án”. Phải chăng quy định tại Điều 322 BLTTHS năm 2015 đang mâu thuẫn với nguyên tắc độc lập xét xử. Độc lập không phải là tách biệt, cô lập mà độc lập là sự tự quyết định, không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Độc lập của Tẩm phán hay luật sư là sự tự đưa ra phán quyết, quan điểm bào chữa, không phụ thuộc vào quan điểm của các bên. Phán quyết, quan điểm bào chữa, bảo vệ đó chỉ dựa vào chứng cứ, quy định của pháp luật và có sự xem xét toàn diện, đầy đủ các vấn đề bao gồm cả quan điểm của những người tham gia tố tụng.

Ví dụ 1: luật sư Nguyễn Văn A là luật sư của bị cáo B trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình tố tụng, B luôn kêu oan, luật sư. A nghiên cứu hồ sơ cũng nhận thấy hành vi của B không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Khi trao đổi với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận quan điểm của luật sư. A và cho rằng luật sư. A nếu cứ giữ nguyên quan điểm thì khi ra Tòa, B sẽ gặp rất nhiều bất lợi.

Bình luận: Trong tình huống trên, luật sư. A cần lắng nghe một cách cẩn thận, đầy đủ quan điểm của người tiến hành tố tụng. Quan điểm bào chữa của luật sư. A phải do luật sư. A quyết định khi đã đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác các chứng cứ, dựa trên các quy định của pháp luật và xem xét các quan điểm có liên quan (quan điểm của người tiến hành tố tụng).

Sự độc lập, khách quan, không bị chi phối khi trao đổi nghiệp vụ với cơ quan, người tiến hành tố tụng, chỉ có được khi luật sư:

– Hiểu đầy đủ, toàn diện, chính xác vụ việc của khách hàng; các tài liệu, chứng cứ của vụ án, vụ việc;
– Xác định chính xác yêu cầu của khách hàng;
– Có đầy đủ kiến thức pháp luật, xã hội liên quan đến vụ án, vụ việc;
– Có bản lĩnh nghề nghiệp.

Ứng xử của luật sư tại phiên tòa

Phiên tòa không chỉ là nơi xét xử, giải quyết các vấn đề của vụ án mà còn là nơi văn hóa pháp lý, văn hóa pháp đình được thể hiện. Văn hóa pháp lý được thể hiện từ việc bố trí phòng xử án, trang phục của thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, luật sư, cách xưng hô tại phiên tòa, vị trí ngồi của những người tham gia tố tụng; bảo đảm tính uy nghiêm của pháp luật, thể hiện sự tôn trọng Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, những người tham gia tố tụng tại phiên tòa và tôn trọng nội quy, trật tự tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát, người bào chữa, lời khai của bị cáo, nguyên đơn, bị đơn và người tham gia tố tụng khác. Nghị án phải bảo đảm đúng pháp luật, phán quyết của Hội đồng xét xử phải được quyết định theo đa số và phải căn cứ vào kết quả tranh tụng công khai, dân chủ tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của các bên tranh tụng và những người tham gia tố tụng. Không gian văn hóa pháp đình không chỉ là bản “nội quy” cứng nhắc treo trước cánh cửa phòng xử án hay thư ký phiên tòa phổ biến trước giờ xử án; và không thể buộc bị cáo phải có hành vi ứng xử văn hóa. Vì thế, nhận thức và ứng xử trong văn hóa pháp đình trước hết và chủ yếu là yêu cầu rất cao đối với những người tiến hành tố tụng và những người bào chữa mà chủ yếu là luật sư. Tại phiên tòa, thông qua việc luật sư tham gia phần hỏi, phần tranh luận và kỹ năng ứng xử có ý nghĩa phản ánh trình độ chuyên môn, nền tảng văn hóa, kết quả quá trình làm việc của luật sư. Hình ảnh, vai trò cũng như chức năng xã hội của luật sư được thể hiện mạnh mẽ, rõ nét nhất tại các phiên tòa. Điều đó đòi hỏi luật sư cần cẩn trọng trong lời nói, tranh luận, đối đáp và ứng xử phù hợp tại phiên tòa. Chính vì vậy, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư đã quy định quy tắc ứng xử của luật sư tại phiên tòa. Quy tắc 27 đã quy định ba nhóm hành vi ứng xử của luật sư tại phiên tòa.

Tứ nhất, nhóm hành vi quy định tại Quy tắc 27.1. Luật sư phải chấp hành nội quy phiên tòa, nội quy phòng xử án, tuân theo sự điều khiển của chủ tọa và Hội đồng xét xử; tôn trọng người tiến hành tố tụng. Điều này cho thấy, khi đã có nội quy và quy định chung tại phiên tòa thì luật sư phải chấp hành và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa cũng như Hội đồng xét xử. Việc tuân thủ theo sự điều khiển của chủ tọa diễn ra suốt quá trình xử án, từ việc sắp xếp chỗ ngồi, trình tự thẩm vấn, hỏi, phát biểu, tranh luận cũng như đề xuất các yêu cầu. Luật sư phải có thái độ ứng xử đúng mực, phù hợp với môi trường xét xử, văn hóa phiên tòa. Ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể, phong cách trình bày cần phải sử dụng phù hợp, tránh việc chỉ tay, vung tay, nói lớn tiếng, sử dụng tiếng lóng hay vừa nói vừa cười, cười lớn tiếng… trong phiên tòa. Luật sư không được lợi dụng việc thực hiện quyền tham gia tố tụng tại phiên tòa để chỉ trích cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hay cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. 

Ví dụ 2: Tại phiên tòa, luật sư Trần Văn A đã có hành vi quát tháo Điều tra viên và Tư ký Tòa án; nhiều lần ngắt quãng lời nói của Tẩm phán chủ tọa trong quá trình điều hành phiên tòa. Trong thời gian phiên tòa đang diễn ra, luật sư đã đi lại tự do, hút thuốc lá ngay tại cửa phòng xử án… Chủ tọa phiên tòa nhiều lần nhắc nhở luật sư ngồi xuống, nhưng luật sư. A không chấp hành.

Bình luận: Hành vi của luật sư Trần Văn A đã vi phạm khoản 2 Điều 256 BLTTHS năm 2015 về việc tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa. Vi phạm Điều 3 Quy chế tổ chức phiên tòa (ban hành kèm theo Tông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án TANDTC). Chính vì vậy, luật sư Trần Văn A đã vi phạm Quy tắc 27.1 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019.

Khi tham gia phiên tòa, luật sư phải tôn trọng luật sư đồng nghiệp và những người tham gia tố tụng khác, không được xúc phạm người khác, kể cả đồng nghiệp, nhất là đồng nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình. Khi xung đột xảy ra giữa các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau tại phiên tòa, luật sư phải bình tĩnh, thiện chí trên cơ sở pháp luật để giải quyết, không đứng về một bên gây mất trật tự phiên tòa cũng như ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết vụ việc đúng pháp luật. Luật sư phải tôn trọng luật sư đồng nghiệp là yêu cầu bắt buộc và phải được tuân thủ một cách đầy đủ. Nếu luật sư không tôn trọng chính đồng nghiệp, tôn trọng những người cùng nghề, cùng có chung sứ mệnh, vai trò xã hội thì xã hội cũng sẽ không tôn trọng nghề luật sư, người luật sư.

Ví dụ 3: Tại phiên tòa, trong lúc bào chữa, luật sư. A cho rằng người bị hại nên “thức tỉnh lương tri” khi đã đẩy các bị cáo này vào vòng lao lý. Sau câu nói này, luật sư. A bị Hội đồng xét xử mời về chỗ.

Luật sư có thái độ ứng xử đúng mực khi tranh tụng tại phiên tòa; có thiện chí, hợp tác khi giải quyết các tình huống phát sinh ảnh hưởng đến trật tự hoặc tiến trình giải quyết vụ việc tại phiên tòa.

Ví dụ 4: Trong vụ án đánh bạc, khi Chủ tọa phiên tòa cho phép các luật sư đặt câu hỏi với bị cáo Nguyễn Đình K, luật sư Nguyễn Văn B bào chữa cho bị cáo Phạm Văn T (bị cáo không nhận tội) tham gia thẩm vấn.

Sau một vài câu hỏi, luật sư. B bị Chủ tọa phiên tòa nhắc nhở cần tập trung làm rõ hành vi đánh bạc của bị cáo T, những nội dung khác sẽ hỏi sau. Ngay lập tức, luật sư. B phản đối cho rằng luật sư có trách nhiệm làm sáng tỏ tất cả những gì liên quan đến vụ án. Luật sư. B nói tiếp nhưng bị Chủ tọa phiên tòa cắt ngang, đồng thời đề nghị lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp đưa ra khỏi phòng xử.

Luật sư. B phản ứng dữ dội về quyết định của Chủ tọa, khẳng định mình đã được Hội đồng xét xử cho phép hỏi, nếu Hội đồng xét xử không cho hỏi nữa thì sẽ ngồi xuống. Tuy nhiên, vị Chủ tọa vẫn cương quyết giữ nguyên quyết định. Luật sư. B bị cảnh sát tư pháp đưa ra khỏi phòng xử. Chủ tọa cho biết khi nào luật sư. B có thái độ đúng mực, tôn trọng Hội đồng xét xử thì sẽ tiếp tục được thực hiện quyền bào chữa.

Bình luận:

– Tứ nhất, tại phiên tòa, thái độ phản ứng của luật sư đối với sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa có thể dẫn đến hậu quả luật sư không thể tiếp tục bào chữa, bảo vệ cho thân chủ khi vụ án vẫn được tiếp tục xét xử. Tiệt hại duy nhất trong vụ việc chỉ thuộc về người mà luật sư. B bào chữa, bảo vệ (bị cáo T). Chính vì vậy, luật sư có thái độ ứng xử đúng mực khi tranh tụng trong phiên tòa không phải vì luật sư mà vì thân chủ, vì trách nhiệm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mà luật sư đã cam kết.

– Tứ hai, luật sư. B đã phản ứng ngay lập tức với sự điều khiển phiên tòa của Chủ tọa, phản đối dữ dội với quyết định của Chủ tọa thể hiện thái độ không thiện chí, thiếu hợp tác. Cho dù, lý do phản đối của luật sư. B là đúng, thì cách thức, phương thức phản đối chưa phù hợp, mục đích khi luật sư phản đối không đạt được mà hậu quả còn nặng nề hơn (Luật sư. B bị mời ra khỏi phiên tòa).

– Tứ ba, mọi phân xử khi có sự xung đột giữa Chủ tọa và người tham gia phiên tòa chỉ được giải quyết khi phiên tòa kết thúc. Vì vậy, mọi ứng xử của luật sư tại phiên tòa luôn cần đặt quyền lợi của thân chủ là trung tâm.

Tứ hai, trong luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng, luật sư phải tôn trọng sự thật khách quan, đưa ra những tài liệu, chứng cứ pháp lý giúp cho việc giải quyết vụ án, vụ việc được khách quan, đúng pháp luật. Luật sư phải đưa ra được những tài liệu, chứng cứ pháp lý có căn cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, bảo đảm đúng sự thật, đúng pháp luật. Trong luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng, luật sư không suy diễn, đưa ra những yêu cầu, tình tiết thiếu căn cứ, không thuyết phục, không bảo đảm sự thật khách quan, thậm chí đưa ra những tình tiết sai trái, hướng sự việc theo một hướng khác.

Luật sư cũng không đưa những tình tiết quá dài dòng, không liên quan đến việc bào chữa hay bảo vệ cho khách hàng trong luận cứ của mình hoặc đưa ra những tình tiết khác của vụ án làm ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng khác trong vụ án. Cũng trong luận cứ, luật sư không lợi dụng diễn đàn để xúc phạm, nói xấu, bịa đặt đối với người tiến hành tố tụng cũng như cơ quan tiến hành tố tụng, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của khách hàng cũng như ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, dân tộc.

Ví dụ 5: Vụ Ngân hàng A: Tòa nhắc luật sư về “văn hóa tranh luận”

Ngày 15/3, phiên tòa xét xử 10 bị cáo nguyên là cán bộ Ngân hàng A về tội cố ý làm trái pháp luật gây thiệt hại 200 tỉ đồng tiếp tục phần tranh luận với phần đối đáp của Viện kiểm sátND TP. HCM.

Sáng cùng ngày, tại Tòa, một luật sư ý kiến về việc Hội đồng xét xử không công bằng khi để các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng B phát biểu nhiều nội dung trùng lặp trong khi một số luật sư khác thì ngắt lời.

Trả lời ý kiến của luật sư về việc này, Hội đồng xét xử cho rằng Hội đồng xét xử ngắt lời và mời luật sư về chỗ là bởi lời hành văn bào chữa của luật sư có lời lẽ mang tính xúc phạm các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong lời phát biểu, luật sư tự cho mình quyền được xúc phạm người khác trước sau đó thấy sai thì xin lỗi nên Hội đồng xét xử buộc phải mời luật sư này về chỗ mà không phải ngắt lời khi luật sư bào chữa về hành vi của bị cáo.

Để giúp cho Hội đồng xét xử làm sáng tỏ vụ án và có những phán quyết đúng quy định pháp luật, Tòa mong trong phần tranh luận, các bên cần có thái độ đúng mực, không sử dụng lời lẽ xúc phạm nhau. Tòa rất muốn nghe lập luận của các luật sư trên cơ sở khoa học pháp lý. Luật sư bào chữa cho các bị cáo trên cơ sở đánh giá chứng cứ nhưng không được mang tính quy chụp.

Tứ ba, trước những hành vi sai trái, thái độ thiếu tôn trọng luật sư hay khách hàng của luật sư tại phiên tòa cũng như trong quá trình tố tụng, luật sư luôn giữ bình tĩnh và thực hiện quyền kiến nghị, yêu cầu thỏa đáng, hợp lệ, đúng pháp luật (Quy tắc 27.3). Luật sư phải làm việc, tiếp xúc với những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng và những người khác trong quá trình hành nghề, tham gia giải quyết vụ việc rất có thể có người có hành vi sai trái, thiếu tôn trọng luật sư hoặc khách hàng của luật sư thì luật sư phải giữ thái độ bình tĩnh, tránh xung đột một cách cực đoan, không cần thiết.

Ví dụ 6: Khi đăng ký tham gia tố tụng, có nhiều trường hợp, người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư cung cấp những tài liệu ngoài quy định. Trong tình huống này, luật sư có thể giải thích cho người yêu cầu quy định của pháp luật hoặc kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết một cách phù hợp.

Ví dụ 7: Khi tham gia hỏi cung, nếu luật sư gặp tình trạng mớm cung, dụ cung hoặc hành vi sai trái khác từ phía người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền, luật sư phải bình tĩnh, cố gắng tìm ra biện pháp tối ưu nhất phù hợp pháp luật để giải quyết, bảo đảm quyền lợi cho khách hàng. Luật sư cần tránh việc phản ứng ngay tức khắc khi hành vi vi phạm vừa xảy ra như yêu cầu người tiến hành tố tụng dừng hành vi vi phạm với lời lẽ, thái độ gay gắt hoặc đe dọa sẽ kiến nghị, khiếu nại theo thẩm quyền.

Ví dụ 8: Trong các vụ án dân sự, nhất là những vụ án có nhiều đương sự, đông người liên quan như chia thừa kế thì việc xung đột về quyền lợi rất dễ xảy ra, các bên đương sự cũng rất hay xung đột, có hành vi xúc phạm nhau trong quá trình giải quyết vụ án. Luật sư cần có kiến nghị với Tẩm phán giải quyết hoặc người có thẩm quyền bảo đảm tiến trình giải quyết vụ việc đúng pháp luật và đúng đắn, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của mỗi người. Trước hết, luật sư cần phải đề nghị Tẩm phán nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi xúc phạm.

[1] Quy tắc 26.1 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019.

[2]Quy tắc 26.2 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019.

[3] LS. Phan Trung Hoài, Bài 5 (Đạo đức và ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác).

5/5 - (15 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

1900.0164
Exit mobile version