Trước năm 1945, đã có nhiều người Việt Nam lên tiếng về việc quốc gia cần có hiến pháp, tuy nhiên, điều kiện lịch sử và tương quan giữa các lực lượng chính trị khi đó không cho phép ra đời một bản hiến pháp.
Các nội dung liên quan:
- Vì sao mãi đến năm 1946 nước ta mới có bản hiến pháp đầu tiên?
- Hiến pháp Việt Nam và những điều nên biết
- Nguồn gốc của tên gọi Hiến pháp
- So sánh các bản hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất
Từ cuối thế kỷ XIX, ngày càng có nhiều sĩ phu, trí thức lên tiếng đòi chính quyền nhà Nguyễn thực hiện cải cách toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi cảnh lạc hậu và có thể đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, những đề xuất đó đã không được lắng nghe. Triều đình nhà Nguyễn tiếp tục duy trì chế độ phong kiến, mặc dù có một số vị vua tiến bộ muốn lãnh đạo nhân dân vũ trang chống Pháp. Nhiều sĩ phu yêu nước (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…) đã sớm nhận ra sự cần thiết của hiến pháp đối với quốc gia. Dẫu vậy, có nhiều quan điểm, khuynh hướng khác nhau về việc xây dựng hiến pháp tại Việt Nam. Phan Bội Châu, từ năm 1907 đã nhắc đến tấm gương nước Nhật Bản có hiến pháp (Hiến pháp Minh Trị 1889), mong muốn đánh đuổi Pháp và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Nhiều nhân vật khác lại có quan điểm cho rằng nên vận động để chính quyền thực dân Pháp ban hành một bản hiến pháp cho Việt Nam.
Chỉ sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chế độ phong kiến bị lật đổ và nền cộng hòa được thiết lập, nhân dân Việt Nam mới thực sự có điều kiện để ban hành một bản hiến pháp.
Các tìm kiếm liên quan đến Tại sao cho đến trước năm 1945, Việt Nam không có hiến pháp, tại sao nhà nước chủ nô và phong kiến chưa có hiến pháp, hiến pháp 1959, tại sao trước cách mạng tháng 8 ở việt nam chưa có hiến pháp, tư tưởng lập hiến trước cách mạng tháng 8, tình hình việt nam trước cách mạng tháng 8, các giai đoạn phát triển của hiến pháp, tại sao trong thời kỳ chủ nô và phong kiến chưa có hiến pháp, bộ máy nhà nước việt nam theo hiến pháp 1946
Để lại một phản hồi Hủy