Bộ Tư pháp đang soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 123/2013 của Chính phủ (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư). Đáng chú ý, dự thảo đã bổ sung nhiều quy định nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư cũng như trách nhiệm của luật sư trong việc xây dựng hình ảnh, uy tín nghề nghiệp.
Không ưu ái với thẩm phán bị cách chức
Theo Bộ Tư pháp, nguyên nhân dẫn đến việc phải sửa đổi nghị định trên là do tổ chức và hoạt động của luật sư thời gian qua có vướng mắc, bất cập. Cụ thể, tiêu chuẩn, chất lượng đầu vào của đội ngũ luật sư chưa đồng đều. Đặc biệt là tiêu chuẩn liên quan đến ý thức tuân thủ hiến pháp, pháp luật và tiêu chuẩn có phẩm chất đạo đức tốt. Luật luật sư đã quy định tiêu chuẩn về chuyên môn để trở thành luật sư nhưng chưa quy định cụ thể về các tiêu chuẩn liên quan đến phẩm chất đạo đức, tuân thủ pháp luật để hành nghề luật sư.
Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo là bổ sung quy định chi tiết hóa những trường hợp bị coi là không đáp ứng đủ tiêu chuẩn tuân thủ hiến pháp, pháp luật và tiêu chuẩn có phẩm chất đạo đức tốt.
Theo đó người đã từng có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tính trung thực hoặc vi phạm pháp luật mà bị xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên, hoặc bị xử lý kỷ luật do có hành vi liên quan đến tư tưởng, nhận thức chính trị thì không đủ tiêu chuẩn về tuân thủ hiến pháp, pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt để làm luật sư.
Người đã bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hoặc bị kết án về tội phạm do vô ý, hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý sau khi hết thời hạn chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt hành chính hoặc được xóa án tích, nếu có đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư thì phải đáp ứng đủ hai điều kiện.
- Thứ nhất, có văn bản giải trình về quá trình phấn đấu, rèn luyện của mình về việc tuân thủ hiến pháp, pháp luật.
- Thứ hai, có phẩm chất đạo đức tốt sau khi bị xử lý. Cụ thể là được xác nhận bằng văn bản của cơ quan đã từng công tác, Sở Tư pháp, Đoàn luật sư nơi cư trú, công an địa phương nơi cư trú về quá trình phấn đấu, rèn luyện…
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định, đối với người bị cách chức thẩm phán, kiểm sát viên; người bị tước danh hiệu công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân thì không đủ tiêu chuẩn được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Phải phát ngôn chuẩn mực
Nhằm nâng cao trách nhiệm của luật sư trong việc giữ gìn uy tín, đạo đức nghề nghiệp, dự thảo đã luật hóa một số quy tắc đạo đức, ứng xử của nghề luật sư. Đó là luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư phải có trách nhiệm xây dựng hình ảnh, uy tín của nghề. Các chủ thể này phải ứng xử và phát ngôn trên phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội theo đúng nguyên tắc hành nghề luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư.
luật sư không được nhận và thực hiện vụ việc với mục đích trái pháp luật, trái nguyên tắc hành nghề luật sư. luật sư không được tập trung, lôi kéo, kích động người khác nhằm gây rối trật tự công cộng hoặc nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
luật sư cũng không được ứng xử và phát ngôn trên phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội, với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư, phương hại đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác.
Theo dự thảo, trường hợp luật sư có hành vi vi phạm những quy định trên, vi phạm Điều 5 (nguyên tắc hành nghề luật sư) và Điều 9 (các hành vi bị nghiêm cấm) của Luật luật sư thì sẽ bị coi là không còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn về tuân thủ hiến pháp, pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.
Số luật sư vi phạm đang tăng
Theo Bộ Tư pháp, thực tế có người đã từng vi phạm pháp luật và bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm nhiều lần, thậm chí bị tước quân hàm, quân hiệu, cách chức chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên do vi phạm nghiêm trọng quy định của ngành, vi phạm có tính chất hệ thống quy định của pháp luật nhưng vẫn có thể trở thành luật sư. Bộ Tư pháp cho rằng nếu không quy định cụ thể, chặt chẽ về vấn đề này sẽ dẫn đến việc hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất, những trường hợp vi phạm nói trên khi trở thành luật sư sẽ làm giảm sút chất lượng đội ngũ luật sư.
Cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đánh giá hiện tượng luật sư vi phạm pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư đang có chiều hướng gia tăng. Điều đó đã làm giảm sút hình ảnh, uy tín của luật sư trong xã hội.
_______________________________
17 là số luật sư bị xóa tên khỏi danh sách luật sư trong năm 2016 do vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư, trong cả nước.
Cảm ơn bạn đã đóng góp cho cộng đồng.
Mình cũng đang xài theme magazin này cho site khác mà không biết chỉnh cái chổ “Bài mới, tag và bình luận gần đây”. Chỉ mình với