Kỹ năng của kiểm sát viên trong phần xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự.
Các nội dung liên quan:
- Những điều Kiểm sát viên cần lưu ý khi tranh luận tại phiên tòa hình sự
- Kỹ năng của Kiểm sát viên trong công tác khám nghiệm hiện trường
- Kỹ năng Kiểm sát của kiểm sát viên trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Xét hỏi
Theo quy định của BLTTHS thì khi xét hỏi từng người, Kiểm sát viên hỏi hỏi sau khi HĐXX đã xét hỏi. Kiểm sát viên thực hiện việc hỏi khi chủ tọa có lời đề nghị. Vì vậy để việc xét hỏi đợc thực hiện một cách nhanh chóng, có hiệu quả phù hợp với chức năng thực hành quyền công tố thì VKS cần chú ý những vấn đề sau:
– Kiểm sát viên phải chú ý theo dõi những câu hỏi của chủ tọa phiên tòa và các hội thẩm, câu trả lời của người tham gia tố tụng và ghi chép lại câu hỏi và câu trả lời đó.
– Không hỏi lại những câu hỏi mà HĐXX đã hỏi và người trả lời đã trả lời đầy đủ.
– Câu hỏi của VKS phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và trực tiếp liên quan đến việc làm sáng tỏ tình tiết của vụ án.
Việc xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án là trách nhiệm của HĐXX. Vì vậy, Kiểm sát viên cần căn cứ vào các chức năng của mình và kết quả xét hỏi của HĐXX để xét hỏi hợp lý như sau:
– Khi cần xét hỏi, Kiểm sát viên phải đề nghi chủ tọa phiên tòa; chủ tọa cho phép mới tiến hành hỏi, Kiểm sát viên không tự mình điều khiển xét hỏi.
– Không xét hỏi các tình tiết đã được hỏi và trả lời rõ ràng.
– Hỏi bổ sung về các tình tiết vụ án chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với hồ sơ vụ án.
– Kiểm sát viên cần làm sáng tỏ các tình tiết buộc tội cũng như các tình tiết gỡ tội đối với bị cáo. Tuy nhiên cần tập trung các tình tiết buộc tội.
– Trong trường hợp có 2 Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì tùy theo sự phân công nội bộ giữa 2 người mà xét hỏi tránh trường hợp thiếu thống nhất dây lộn xộn tại phiên tòa.
– Khi xét hỏi,Kiểm sát viên cần chú ý đến thái độ của những người tham gia tố tụng để có phương pháp xét hỏi phù hợp.
* Hỏi bị cáo:
Khi hỏi bị cáo Kiểm sát viên cần tâp trung vào các vấn đề sau:
– Hỏi về các tình tiết mà theo Kiểm sát viên, HĐXX chưa đề cập đến trong phần xét hỏi của mình hoặc HĐXX đã hỏi nhưng chưa rõ.
– Hỏi về các tình tiết mà bị cáo khai báo còn mâu thuẫn với chính lời khai của mình với các lười khai và chứng cứ khác. Nếu như bị cáo vẫn tiếp tiếp khai mẫu thuẫn sau khi Kiểm sát viên đã hỏi thì Kiểm sát viên yêu cầu bị cáo giải thích về sự mâu thuẫn đó và xác định lười khai nào đúng với sự thật của vụ án.
– Hỏi về các tình tiết quan trọng của vụ án cần khẳng định lại một lần nữa…
Để làm rõ những vấn đề nêu trên, các câu hỏi của VKS phải khách quan không vì phục vụ việc buộc tội mà hỏi mang tính ép cung, mớm cung, gợi ý. Câu hỏi của VKS cũng cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, tránh sử dụng những thuật ngữ gây lúng túng, khó hiểu với người được hỏi.
* Hỏi những người tham gia tố tụng khác
Thông thường khi xét hỏi ngoài bị cáo thì VKS còn hỏi người tham gia tố tụng khác như người bị hại hoặc người làm chứng. Khi xét hỏi người làm chứng nếu xét thấy lời khai của họ mâu thuẫn với nhau thì Kiểm sát viên co thể yêu cầu HĐXX cho những người tham gia tố tụng đối chất ngay tại phiên tòa nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Đối với nguời làm chứng chưa thành niên thì tùy từng trường hợp Kiểm sát viên có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu, thầy cô giáo giúp đỡ để xét hỏi.
*Các kỹ năng khác của Kiểm sát viên
Đồng thời với việc hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, Kiểm sát viên cũng có thể công bố các tài liệu, lời khai của người TGTT tại CQĐT, yêu cầu chỉ tọa cho xem chứng cứ, xem xét tại chỗ… để phục vụ cho phần xét hỏi của mình. Đối với tài liệu mới do người TGTT xuất trình tại phiên tòa, Kiểm sát viên cần kiểm tra và xét hỏi về nguồn gốc và nội dung tài liệu đó để có tể kết luận tính hợp pháp của tài liệu đó. Trường hợp chưa đủ điều kiện kết luận mà tài liệu mới đó làm thay đổi nội dung, tính chất vu án thì Kiểm sát viên đề nghị HĐXX yêu cầu điều tra bổ sung để làm rõ.
Một điều cần lưu ý là Kiểm sát viên thực hiện việc xét hỏi không chỉ một lần sau khi HĐXX xét hỏi mà Kiểm sát viên có thể tiếp tục xét hỏi thêm bị cáo và những người TGTT khác sau khi luạt sư của đương sự xét hỏi xong.
Kiểm sát việc xét hỏi tại phiên tòa
Tại phiên tòa Kiểm sát viên cần chú ý theo dõi xem HĐXX có tiến hành xét hỏi theo đúng trình tự quy định của pháp luật hay không; khi kết thúc phiên tòa chủ tọa phiên tòa có hỏi Kiểm sát viên, bị cáo và những người TGTT khác có yêu cầu xét hỏi hay có vấn đề gì thêm không, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những người tham gia TT tại phiên tòa cũng như việc có mặt theo giấy triệu tập của tòa án, ý thức chấp hành nội quy phòng xử án, thái độ trong quá trình xét hỏi…
Để lại một phản hồi Hủy