Site icon Hocluat.VN

Khái niệm Luật thi hành án dân sự Việt Nam

luat-thi-hanh-an-dan-su-2014

Thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Toà án được thực hiện. Nếu như kết quả hoạt động xét xử là đưa ra phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở áp dụng các điều luật cụ thể để xem xét các tình tiết xảy ra, thì kết quả của thi hành án làm cho các phán quyết đó được thực hiện trong thực tế.

 

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

 

Như vậy, thi hành án là hoạt động diễn ra sau khi Toà án đã có phán quyết giải quyết các tranh chấp trong xã hội hoặc áp dụng các chế tài xử phạt các hành vi phạm tội. Trong đó, người có quyền thi hành án yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ đối với mình và người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của người có quyền thi hành án.

Theo nghĩa chung nhất, thi hành án dân sự là thực hiện bản án, quyết định dân sự của toà án.

Theo nghĩa một thuật ngữ pháp lý, có nhiều ý kiến khác nhau về thi hành án dân sự:

– Ý kiến thứ nhất, cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính, bởi thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành, chấp hành. Mà điều hành, chấp hành là đặc trưng của hoạt động hành chính. Hơn nữa thi hành án dân sự ở nước ta lại không do toà án – cơ quan tư pháp thực hiện.

– Ý kiến thứ hai lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính – tư pháp vì thi hành án dân sự là một dạng hoạt động chấp hành điều hành quyết định của cơ quan tư pháp – toà án.

– Ý kiến thứ ba lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp vì thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, mang tính tài sản, độc lập và do cơ quan tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện.

+ Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử vì xét xử và thi hành dán dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử là tiền đề của thi hành án dân sự, thi hành án dân sự lại là sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử.
+ Thi hành án dân sự mang tính tài sản – đặc trưng của quan hệ dân sự. Thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự đưa ra thi hành đều quyết định các vấn đề tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… thông qua thi hành án dân sự, người thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản.

+ Thi hành án dân sự mang tính độc lập – đặc trưng của hoạt động tư pháp. Thi hành án là quá trình diễn ra phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án thường phải chịu áp lực, tác động từ nhiều phía. Để đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự và chấp hành viên phải được độc lập và không cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án dân sự.

+ Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự – cơ quan tư pháp thực hiện.

Đối tượng của thi hành án dân sự trước hết là các bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự, sau đó là các quyết định về tài sản trong các bản án hình sự, hành chính của toà. Điều 1 LTHADS năm 2008 quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài, được toà án công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có lien quan đến tài sản của bên phải thi hành án của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các quyết định của cơ quan tổ chức khác được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự Nhà nước phải đặt ra các quy phạm pháp luật quy định cụ thể những vấn đề liên quan để thi hành án dân sự như thời hiệu yêu cầu thi hành án, thẩm quyền thi hành án, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thi hành án, trình tự thủ tục thi hành án, thụ lí đơn yêu cầu thi hành án, ra quyết định thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, khiếu nại, tố cáo, và kháng nghị về thi hành án…

Trong thi hành án dân sự, các cơ quan nhà nước không xem xét lại vụ viêc dân sự, không ra quyết định giải quyết lại vụ việc dân sự mà chỉ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hỗ trợ thực hiện các quyết định, bản án dân sự được đưa ra thi hành. Do đó, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức phát sinh trong quá trình thu hành án dân sự có thể thành một ngành luật- luật thi hành án dân sự.

Luật thi hành án dân sự Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Khái niệm Luật thi hành án dân sự Việt Nam, giáo trình luật thi hành án dân sự, nguyên tắc thi hành án dân sự, luật thi hành án dân sự 2017, khái niệm thi hành án hình sự, luật thi hành án dân sự 2014, ý nghĩa của thi hành án dân sự, thi hành án dân sự là gì, bài giảng môn luật thi hành án dân sự

2/5 - (1 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

1900.0164
Exit mobile version