Site icon Hocluat.VN

Đề thi môn xây dựng văn bản pháp luật – ĐH Luật TP.HCM

Đề thi môn xây dựng văn bản pháp luật

Dưới đây là một số Đề thi môn xây dựng văn bản pháp luật – Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh Xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập.

 

Những nội dung liên quan:

 

Đề thi môn xây dựng văn bản pháp luật – ĐH Luật TP.HCM

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đề thi môn xây dựng văn bản pháp luật – ĐH Luật TP.HCM PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Đề thi môn Xây dựng văn bản pháp luật (Mã đề: 01)

Thời gian làm bài 75 phút

Sinh viên được sử dụng Văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi

I – Giải thích các nhận định đúng hay sai sau đây: (4 điểm)

  1. Công văn mời họp của Công ty X là văn bản áp dụng pháp luật
  2. Ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật có thể không có chữ viết tắt của tên loại văn bản.
  3. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội do Chính phủ quy định.
  4. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh A về việc phê chuẩn cơ cấu các Sở và cơ quan ngang Sở là văn bản quy phạm pháp luật.

II – Chọn đáp án đúng – 2 điểm

Câu 4. Chủ thể có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là:

a) Chủ tịch Quốc hội.

b) Chủ nhiệm UBND cấp tỉnh

c) Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc

d) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Câu 2. Quyết định của Chủ tịch UBND có ghi số và ký hiệu là:

a) Số 14/QĐ-UBND

b) Số 14/2015/QĐ-UBND

c) Số 14-2015/QĐ-CTUBND

d) Số 14/QĐ-CTUBND

Câu 3. Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật:

a) Là loại hiệu lực duy nhất được xác định trong văn bản quy phạm pháp luật;

b) Chỉ bao gồm thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản đó.

c) Không chỉ được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền ở trung ương.

d) Chỉ là sự xác định các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện những nghĩa vụ nào.

Câu 4. Xác đinh văn bản hành chính trong các trường hợp sau:

a) Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2015 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp.

b) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập trường Đại học X (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo)

c) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.

d) Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện chế định thừa phát lại.

III – Bài tập – 4 điểm

Anh chị hãy giúp UBND địa phương soạn thảo văn bản ban hành quy chế làm việc của UBND địa phương đó.

Đề thi môn Xây dựng văn bản pháp luật (Mã đề: 02)

Thời gian: 75 phút

Sinh viên được sử dụng Văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi

I – Chọn một đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau – (2 điểm)

4. Thành phần Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình bao gồm:

a) Thủ tướng Chính phủ và các thành viên của Chính phủ

b) Đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ

c) Đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Thủ tướng Chính phủ

d) Các thành viên của Chính phủ

2. Văn bản quyết định:

a) Do Thủ tướng Chính phủ ban hành luôn là văn bản quy phạm pháp luật

b) Có thể thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng chính phủ, Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam.

c) Không có hình thức ký thay mặt (TM.) trong văn bản

d) Chỉ do cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng ban hành

3. Chủ thể nào sau đây có quyền đình chỉ thi hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật:

a) Chính phủ đình chỉ văn bản của UBND cấp tỉnh trái với nhiều ngành, lĩnh vực.

Tham khảo thêm:  Đề thi môn xây dựng văn bản pháp luật lớp Hành chính 39

b) HĐND tỉnh đình chỉ văn bản của UBND cùng cấp.

c) Giám đốc Sở Tư pháp đình chỉ văn bản của UBND cấp huyện.

d) Chủ tịch UBND cấp huyện đình chỉ nghị quyết của HĐND cấp xã.

4. Thẩm quyền quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội thuộc về:

a) Quốc hội.

b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

c) Chính phủ;

d) Bộ Tư pháp.

II – Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

  1. Quyết định về việc phê duyệt dự án di dân, tái định cư của các dự án nhà mát điện hạt nhân tại Ninh Thuận của Thủ tướng Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật.
  2. Chỉ có các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh mới có thẩm quyền đề nghị xây dựng quyết định của UBND cấp tỉnh.
  3. Quy chế là một loại văn bản được ban hành độc lập.
  4. Quyết định quy phạm pháp luật của UBND tỉnh luôn ghi nhận thời điểm phát sinh hiệu lực và phạm vi không gian có hiệu lực ngay trong văn bản đó.

III – Bài tập (4 điểm)

Anh chị hãy giúp chủ thể có thẩm quyền soạn thảo văn bản bổ nhiệm ông Nguyễn Văn P, hiện là Phó Giám đốc Sở Tài chính giữ chức vụ Giám đốc Sở Tài chính thành phố TN nhiệm kỳ 5 năm.

Đề thi môn Xây dựng văn bản pháp luật  (Mã đề: 03)

Thời gian : 60 phút

Được sử dụng tài liệu

I – Trình bày vai trò của phòng tư pháp trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp huyện (2 điểm)

II – Các nhận định sau đây đúng hay sai, vì sao? (5 điểm)

  1. Chủ thể có quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật thì có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  2. Quyết định của UBND Tỉnh luôn luôn có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND Tỉnh ký hoặc muộn hơn.
  3. Nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) có giá trị như văn bản luật.
  4. Tất cả văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp huyện phải được gửi đến sở tư pháp để kiểm tra trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày ký văn bản.
  5. Hoạt động thẩm định của cơ quan tư pháp là hoạt động bắt buộc đối với tất cả qui trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.

III – Anh chị hãy soạn thảo văn bản chỉ thị của UBND cấp tỉnh nhằm chấn chỉnh tình trạng sử dụng điện lãng phí (3 điểm)

Đề thi môn Xây dựng văn bản pháp luật (Mã đề: 04)

Thời gian : 60 phút

Được sử dụng tài liệu

Phần I: lý thuyết:

Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

  1. Nghị quyết là Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các chủ thể làm việc theo chế độ tập thể.
  2. Mọi dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật đều phải trình cơ quan ban hành bằng tờ trình.
  3. Hủy bỏ VBPL khiếm khuyết luôn đặt ra trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn đối với chủ thể ban hành văn bản đó.
  4. Văn bản hành chính được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  5. Thẩm định là thủ tục bắt buộc đối với tât cả các Văn bản quy phạm pháp luật.

Phần II:

Soạn thảo văn bản của chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm Trưởng phòng tư pháp huyện A, tỉnh B cho ông Nguyễn Văn A hiện đang là Phó chánh văn phòng UBND huyện A.

Đề thi môn Xây dựng văn bản pháp luật (Mã đề: 05)

Thời gian : 60 phút

Được sử dụng tài liệu

Phần 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? vì sao?

  1. Trưởng phòng Tư pháp tổ chức kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp xã ban hành.
  2. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày ấn phẩm Công báo.
  3. Bản gốc văn bản là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.

Phần 2: Hãy soạn thảo một văn bản của UBND huyện X, nội dung hướng dẫn UBND xã T cách thức thực hiện chương trình mục tiêu xây dụng nông thôn mới. Văn bản do Phó Chủ tịch UBND huyện X ban hành.


Các tìm kiếm liên quan đến Đề thi môn xây dựng văn bản pháp luật, bài tập thực hành môn xây dựng văn bản pháp luật, đề thi kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật có đáp án, đề cương ôn thi xây dựng văn bản pháp luật, câu hỏi nhận định có đáp án môn xây dựng văn bản pháp luật, bài tập soạn thảo văn bản pháp luật, trắc nghiệm môn xây dựng văn bản pháp luật, câu hỏi lý thuyết môn xây dựng văn bản pháp luật, xây dựng văn bản pháp luật là gì

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

  • 1900.0164
    Exit mobile version