Luật Hình sự Việt Nam không chấp nhận nguyên tắc quy tội khách quan tức là truy cứu trách nhiệm hình sự khi cần có hành vi khách quan. Trong khi đó hành vi của con người trong đó có hành vi phạm tội phải là sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan biểu hiện bên ngoài với yếu yếu tố chủ quan diễn biến tâm lý bên trong. Bởi lẽ con người và một một cây sậy nhưng là cây sấy biết tư duy (Pascal). Hay như C.Mác nói: Một con nhện tiến hành các công việc giống công việc của một thợ dệt và một con ong hơn hẳn một kiến trúc sư khi xây dựng những trước tổ ong của nó. Nhưng điều khiến người kiến trúc sư tổ nhất khác biệt với những con ông tài năng nhất là điều này, rằng người kiến trúc sư đã tưởng tượng ra công trình của mình trước khi anh ta xây dựng nó trên thực tế.
Điều 10. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Cơ sở triết học của nguyên tắc có lỗi là mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm. Con người tồn tại bởi những nhu cầu và họ phải thỏa mãn những nhu cầu đó bằng nhiều cách khác nhau. trước hoàn cảnh khách quan con người hoàn toàn tự do lựa chọn một biện pháp xử sự đó là thực hiện hành vi phạm tội nên họ phải chịu trách nhiệm về hành vi mình đã thực hiện. ví dụ một người hết tiền, ăn để thỏa mãn nhu cầu họ tự do lựa chọn cách thỏa mãn như: kiếm việc làm chính đáng, xin người khác hỗ trợ, hạn chế chi tiêu và cướp của người khác. Trong trạng thái tự do về ý chí như vậy họ đã lựa chọn biện pháp đi ngược lại với lợi ích xã hội xâm phạm đến tự do người khác và luật hình sự cấm âm là cướp tài sản nên họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Ngược lại nếu chủ thể hành động mà không có tự do về ý thức ý chí không được lựa chọn cách xử sự thì họ không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm. Ví dụ gây thiệt hại trong trường hợp sự kiện bất ngờ khi đang phóng xe trên đường người khác lao đầu vào xe họ tự tử. Trường hợp này lái xe không có lỗi vì anh ta không được tự do lựa chọn cách xử sự.
Như vậy vậy hành vi phạm tội cũng như hậu quả từ hành vi phạm tội gây ra phải nằm trong sự thống nhất với các diễn biến tâm lý bên trong trong đó có lỗi nói cách khác tội phạm là thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan.
Lỗi là toàn bộ diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội thể hiện thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
Cấu trúc lỗi gồm hai bộ phận là lý trí và ý chí:
– Lý trí: Là khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm của hành vi và khả năng nhận thức hậu quả của hành vi đó.
– Ý chí: Là khả năng điều khiển hành vi và khả năng điều khiển hậu quả.
Lỗi là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội không thể nhận thức bằng trực giác nhìn thấy, cầm lắm. Việc xác định lỗi chủ yếu thông qua hành vi khách quan mà người phạm tội thực hiện.
Điều luật đang bình luận quy định về hình thức lỗi gồm lỗi cố ý bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Ý nghĩa của việc phân định hai loại lỗi cố ý nhằm mục đích phân hóa trách nhiệm hình sự. Bởi lẽ, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được thực hiện với hai hình thức lỗi này là không giống nhau: lỗi cố ý tiếp nguy hiểm hơn lỗi cố ý gián tiếp khi các dấu hiệu khác của cũng như nhân thân của người phạm tội là như nhau.
Lỗi cố ý trực tiếp được quy định tại khoản 1 Điều luật đang bình luận định nghĩa: ”Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra“.
Từ Quy định này cho thấy lỗi cố ý trực tiếp được thể hiện như sau:
Về lý trí: Người phạm tội nhận rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra.
Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra. Như vậy, đối với lỗi cố ý trực tiếp thái độ đối với hậu quả là mong muốn tức là hậu quả là mục đích cuối cùng ảnh của việc phạm tội và họ chủ động trong việc gây ra hậu quả.
Ví dụ: Một người đã thành niên không mắc bệnh về nhận thức, kê súng vào đầu người bóp cò làm nạn nhân chết. Xét về mặt lý trí người lại nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm nhận thức được hậu quả của hành vi và từ hành vi đó suy luận người đều mong muốn cho nạn nhân chết (hậu quả xảy ra). Như vậy người này phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.
Lỗi cố ý gián tiếp được quy định tại khoản 2 Điều luật đang bình luận: “Lỗi gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra”.
Từ quy định này cho thấy lỗi cố ý gián tiếp được thể hiện như sau:
Về lý trí: người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra.
Về ý chí: người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc không quan tâm đến hậu quả, hậu quả xảy ra như thế nào cũng chấp nhận. ăn
Vậy lỗi cố ý gián tiếp chỉ khác lỗi cố ý trực tiếp ở thái độ đối với hậu quả: mong muốn hay bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Hậu quả trong lỗi cố ý gián tiếp không phải là mục đích cuối cùng mà người phạm tội mong đạt đến. Người phạm tội cho rằng hậu quả xảy ra thế nào cũng không cần thiết nhưng phó mặc không có ý thức ngăn ngừa hậu quả xảy ra. Nói cách khác thái độ tâm lý của lỗi cố ý gián tiếp cũng mang tính chất chủ động.
Lỗi cố ý gián tiếp được quy định trong một số tội nhất định như: tội giết người, tội cố ý gây thương tích… đối với lỗi cố ý gián tiếp áp thì hậu quả đến đâu xử đến đó. Ví dụ: một người cầm dao đâm bừa vào đám đông nếu có người chết thì sẽ xử tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp vì rõ ràng người này có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Nếu chỉ có người bị thương tích thì xử lý tội cố ý gây thương tích bởi lẽ bản chất của núi này là tính chất bổ mặc cho hậu quả xảy ra bỏ mặc thể hiện ở việc người phạm tội thấy trước được hậu quả có thể xảy ra nhưng họ có ý chấp nhận tất cả các hậu quả cho dù là hậu quả nào.
Để lại một phản hồi Hủy