Site icon Hocluat.VN

Bình luận Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội tại BLHS 2015

tu-y-nua-chung-cham-dut-viec-pham-toi

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định tại điều 16 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

 

Các nội dung liên quan:

>>> Xem thêm các tài liệu về

 

Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

 

Khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Ví dụ về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Ví dụ: Để giết Ông B, Ông A đã mua một khẩu súng tuy nhiên sau đó không thực hiện hành vi nữa do nhận thấy cảm giác có lỗi, ray rứt lương tâm nếu giết Ông B.

Bình luận Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Xét về bản chất thì việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nét tương đồng so với qui định về phạm tội chưa đạt ở điểm hậu quả mong muốn của người phạm tội không xảy ra. Tuy nhiên hậu quả không xảy ra là xuất phát từ ý chí từ bỏ thực hiện hành vi của người phạm tội chứ không phải là do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như chế định phạm tội chưa đạt. Dấu hiệu của việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được thể hiện đầy đủ qua các đặc điểm dưới đây:

Thứ nhất: Người phạm tội tự mình chấm dứt hành vi phạm tội

Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết, người phạm tội phải tự mình, bằng ý chí của mình chấm dứt không thực các hành vi khách quan ở giai đoạn tiếp theo giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc các hành vi khách quan khác cần thiết cho hậu quả xảy ra. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội còn được xem xét ở cả giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay nói cách khác là ở tất cả các khâu, quá trình trước khi hậu quả xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt hành vi phạm tội: Phải xuất phát tự sự tự nguyện và kiên quyết của người thực hiện hành vi mà không phải bị tác động bởi các bên thứ ba hay chủ thể, nguyên nhân nào khác. Ví dụ Tội giết người qui định tại Điều 123 Bộ luật hình sự, để giết Ông A, Ông B đã chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, công cụ, nắm bắt được lịch trình, thời gian lên rẫy của Ông B. Tuy nhiên sau đó Ông B suy nghĩ lại chỉ vì tranh chấp đất mà mình lại ra tay giết người, cảm thấy cắn rứt lương tâm nên đã dừng không thực hiện tiếp. Việc không tiếp tục thực hiện hành vi của Ông B trong trường hợp này được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Thứ hai: Không bị ngăn cản thực hiện hành vi

Điều này có nghĩa, ngoài việc tự mình từ bỏ ý định thực hiện hành vi phạm tội thì không có bất kỳ điều gì có thể ngăn cản người phạm tội nếu họ quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng. Nếu trong phạm tội chưa đạt thì ta có thể dễ dàng nhận thấy người phạm tội luôn tìm mọi cách, tạo mọi cơ hội điều kiện, vượt qua các rào cản để thực hiện hành vi của mình nhưng trong chế định này người phạm tội không hề mong muốn hậu quả xảy ra nên dừng hoặc tìm mọi cách để dừng hành vi phạm tội.

Loại bỏ việc ngăn cản, hay dừng thực hiện hành vi là do tác động bởi yếu tố khác. Cụ thể nếu do người khác khuyên răn, ngăn cản, do bị phát hiện kịp thời, do vật cản…thì không được xem xét là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội mà đây được xem là phạm tội chưa đạt. Ví dụ: đêm khuya Ông A đang lẻn vào nhà giết Ông B nhưng chó sủa làm mọi người thức giấc…Đây là chúng ta xem xét hành vi phạm tội không có đồng phạm, vậy trường hợp có đồng phạm với tư cách là người tổ chức, xíu giục, thực hành, giúp sức thì mỗi đồng phạm được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi nào trong khi các đồng phạm khác vẫn cố tình thực hiện tội phạm đến cùng. Trong đồng phạm, việc đánh giá hành vi được thể hiện ở chỗ bản thân mỗi đồng phạm phải ngay lập tức tự chấm dứt vai trò của mình, đồng thời tìm mọi cách để ngăn chặn vai trò của đồng phạm khác

Trách nhiệm hình sự của Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Về nguyên tắc người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự cho tội danh định phạm. Tuy nhiên nếu các yếu tố cấu thành một tội danh khác thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội danh đó.

Ví dụ: Để giết Ông B, Ông A đã mua một khẩu súng tuy nhiên sau đó không thực hiện hành vi nữa do nhận thấy cảm giác có lỗi, ray rứt lương tâm nếu giết Ông B. Việc tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội, Ông A không phải chịu trách nhiệm hình sự cho Tội giết người theo Điều 123, tuy nhiên với việc mua một khẩu súng, Ông A sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự ở tội danh “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” hoặc “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ” tùy thuộc vào loại súng mà Ông A đã mua.

Việc đưa ra chế định “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” cùng với miễn trách nhiệm hình sự cho tội định phạm, thật sự là chính sách khoan hồng của Nhà nước, bao dung với người biết hối lỗi, nhận thức được sai lầm của mình.


Các tìm kiếm liên quan đến Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, tiểu luận tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không, văn bản hướng dẫn tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, đồng phạm, phạm tội chưa đạt, việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ diễn ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội

4/5 - (2 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

1900.0164
Exit mobile version