Dưới đây là một số bài tập tình huống môn luật hình sự về tội giết người có lời giải do bạn Trần Hương Trà – sv năm 3 trường Đại học Luật Hà Nội gửi đến HọcLuật.VN, xin chia sẻ để các bạn tham khảo!
Các nội dung liên quan:
- Tổng hợp các bài tập tình huống Luật hình sự có lời giải
- Bài tập định tội danh và quyết định hình phạt mẫu
- Tình huống về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
- Tình huống về tội trộm cắp tài sản thông qua việc rút bớt hàng hóa
- Các dạng bài tập tình huống môn luật hình sự 2015
Bài tập được giải đáp bởi nhóm sinh viên mang tính chủ quan, không thể đúng tuyệt đối về mặt lý luận, nếu có chi tiết nào bất đồng với quan điểm của bạn, mong bạn có thể phản hồi ngay ở phía dưới, tác giả của bài viết sẽ tham gia tranh luận cùng bạn.
Bài tập 1:
A là quốc tịch Canada. A có hành vi phạm tội giết người trên lãnh thổ Việt Nam và bị bắt tại Anh.
Câu hỏi
- Hành vi phạm tội của A có bị xử theo Bộ luật Hình Sự Việt Nam không?
- Giả định A là người thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao thì hành vi của A có bị coi là tội phạm không?
- Hãy cho biết quan điểm cá nhân về quy định tại Điều 5 Bộ luật hình sự Việt Nam.
- Về nguyên tắc thì A bị xử lý theo Bộ luật hình sự Việt Nam theo khoản 1 điều 5 bộ luật hình sự Việt Nam: Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải
Tuy nhiên do A là người Canada nên việc xử lý A phải căn cứ vào khoản 2 điều 5 của bộ luật hình sự. Nếu A là đối tượng thuộc khoản 2, điều 5 bộ luật hình sự thì vấn đề trách nhiệm hình sự của A được giải quyết bằng con đường ngoại giao: Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Như vậy câu Lời giải chính xác là có thể.
Dù A là người thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao thì hành vi của A vẫn bị coi là tội phạm.
Hành vi của A là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam vì nó thoả mãn những đặc điểm của tội phạm:
+ Tính nguy nguy hiểm cho xã hội
+ Tính có lỗi
+ Tính trái pháp luật hình sự
+ Tính chịu hình phạt
Hành vi của A là tội phạm tuy nhiên do A ( chủ thể của tội phạm) thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao nên vấn đề trách nhiệm hình sự của A được giải quyết bằng con đường ngoại giao theo quy định tại khoan 2, điều 5 Bộ luật hình sự Việt Nam: Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Bài tập 2
A bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước. Khi thấy tính hình xã hội có nhiều biến động, để gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước, A nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện K (huyện giáp biên giới) nhằm giết chết ông K và làm suy yếu chính quyền. A ném lựu đạn vào nhà nhưng lựu đạn không nổ. Sau đó A bị bắt.
Hỏi:
1. Hay xác định các khẳng định sau là đúng hay sai và giải thích tại sao?
a. A phạm tội giết người?
b. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành?
2. Phân tích sự khác nhau giữa tội khủng bố và tội giết người?
Lời giải
1. Hay xác định các khẳng định sau là đúng hay sai và giải thích tại sao?
a. A phạm tội giết người? Sai
Nếu xét các dấu hiệu cảu mặt khách quan thì hành vi của A cũng tương tự tội giết người. Đối với tội giết người, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc, dấu hiệu định tội nhưng nếu giết người có mục đích làm suy yếu chính quyền nhân dân thì đã thỏa mãn CTTP tội khủng bố. Hành vi của A không đơn thuần chỉ là hành vi giết một con người cụ thể mà hành vi của A để gây thêm thanh thế cho tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước, từ đó nhằm làm suy yếu chính quyền. Mặt khác, K là một chủ tịch huyện, với vai trò cán bộ nhà nước, lại ở giáp biên giới, nơi thường bị các lực lượng thù địch lợi dụng chống phá. Như vậy, xét về tính chất nguy hiểm cho xã hội thì hành vi của A là đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm đến an ninh quốc gia. Chính vì thế, A không phạm tội giết người mà là phạm tội khủng bố theo điều 84 BLHS.
b. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành? Sai
Về căn cứ pháp lý, CTTP tội khủng bố là CTTP vật chất, là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.
Mặt khác, tội khủng bố có 2 loại hậu quả:
Hậu quả trực tiếp: chết người, thương tích, tự do thân thể bị tước đoạt hoặc bị hạn chế. Đây chính là dấu hiệu bắt buộc của tội khủng bố, và nó hoàn thành khi hậu quả trực tiếp xảy ra. Hậu quả này là phương tiện để người phạm tội đạt được kết quả suy yếu chính quyền nhân dân.
Hậu quả gián tiếp: thông qua hậu quả trực tiếp, người phạm tội có thể làm suy yếu chính quyền. Tuy nhiên hậu quả này không phải là dáu hiệu bắt buộc của CTTP tội khủng bố.
Xét về lý luận, CTTP vật chất hoàn thành khi hậu quả đã xảy ra, xét với tội khủng bố tức là cả 2 hậu quả đều xảy ra. Tuy nhiên, rất khó để xác định, thậm chí là không thể xác định được chính quyền đã suy yếu hay chưa, nếu suy yếu thì nó ở mức độ nào, và nhà nước cũng không thể công bố kết quả ra được vì nguyên nhân chính trị… Như vậy tội khủng bố hoàn thành khi hậu quả trực tiếp xảy ra.
Xét vào vụ án trên, A đã có hành vi ném lựu đạn vào nhà với ý muốn giết chết K, nên hành vi của A không thể là hành vi quy định tại khoản 3 điều 84: “đe dọa xâm phạm tính mạng” mà là hành vi quy đinh tại khoản 1 nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt vì hậu quả chết người chưa xảy ra.
2. Phân tích sự khác nhau giữa tội khủng bố và tội giết người?
Khái niệm:
– Tội khủng bố: là hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân.
Được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 điều 84 BLHS.
– Tội giết người: là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác.
Được quy đinh tại khoản 1, 2, 3 điều 93 BLHS.
Phân tích sự khác nhau:
* Khách thể của tội phạm
Tội khủng bố xâm phạm: sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm an ninh đối ngoại – đe dọa đến quyền cơ bản nhất của quốc gia, thông qua việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của con người.
Đối tượng tác động của tội khủng bố thường là những cán bộ cốt cán, những thành viên tích cực trong các hoạt động xã hội, những công dân có đóng góp nhiều trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội và cũng có thể là người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Tội giết người xâm phạm đến quyền sống – quyền cơ bản nhất, quan trọng nhất của con người.
Đối tượng tác động của tội giết người có thể là bất kì ai có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, đó là những con người cụ thể, đang tồn tại trong thế giới khách quan.
* Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi:
Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác – xâm phạm đến tính mạng của một hay những con người cụ thể.
Đối với tội khủng bố, ngoài hành vi xâm phạm đến tính mạng còn có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tự do thân thể của con người. Đó có thể là giết người (khoản 1), cố ý gây thương tích, bắt giữ (khoản 2), dọa giết hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần như dọa đốt nhà, dọa tố cáo… (khoản 3).
– Hậu quả:
Tội giết người chỉ gây ra một loại hậu quả, đó là hậu quả chết người (hậu quả trực tiếp) và hậu quả đó là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người, nói cách khác, tội giết người hoàn thành khi hậu quả chết người xảy ra.
Tội khủng bố có thể gây ra 2 loại hậu quả:
Hậu quả trực tiếp: có thể là chết người, thương tích, tự do thân thể bị tước đoạt hoặc bị hạn chế. Đây chính là dấu hiệu bắt buộc của tội khủng bố, và nó hoàn thành khi hậu quả trực tiếp xảy ra. Hậu quả này là phương tiên để người phạm tội đạt được kết quả suy yếu chính quyền nhân dân.
Hậu quả gián tiếp: thông qua việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của cán bộ, công chức hay công dân, người phạm tội có thể làm suy yếu chính quyền. Tuy nhiên hậu quả này không phải là dáu hiệu bắt buộc của CTTP tội khủng bố, nguyên nhân ngoài tính chất đặc biệt nguy hiểm của tội khủng bố còn có thể là rất khó để xác định chính quyền đã suy yếu hay chưa, ở mức độ nào, và nhà nước cũng không thể công bố kết quả ra được..
* Mặt chủ quan của tội phạm
– Lỗi:
Cùng là lỗi cố ý nhưng tội khủng bố được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Nguời phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy được hậu quả (thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người khác) nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra (nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân).
Ngoài lỗi cố ý trực tiếp, tội giết người còn được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp, tuy rằng nhận thức được và thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng người phạm tội lại để mặc cho hậu quả xảy ra, có ý thức chấp nhận hậu quả xảy ra.
– Mục đích:
Mục đích, không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người, nó không có ý nghĩa trong việc định tội mà có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt hoặc định hình phạt.
Chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Cụ thể đối với tội khủng bố mục đích là làm suy yếu chính quyền. Sỡ dĩ quy định như thế là vì các tội xâm phạm an ninh quốc gia có tích chất nguy hiểm đặc biệt, ý chí ngông cuồng cao độ, nhằm chống lại nhà nước, muốn thay đổi chế độ xã hội, chính vì thế phải có chính sách hình sự đặc biệt hơn các tội phạm thông thường. Hơn thế nữa, các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội khủng bố nói riêng, các tình tiết của vụ án rất giống các loại tội phạm khác, chính vì thế mục đích của người phạm tội mới thể hiện rõ bản chất phạm tội của họ.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Thấy rằng “người có năng lực TNHS” và “đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể”, cả 2 tội đều giống nhau, áp dụng điều 12 BLHS, ta dễ dàng nhận thấy rằng:
Chủ thể của tội khủng bố điều 84 BLHS, có thể là người từ 14 tuổi đối với khoản 1, khoản 2, còn đối với khoản 3 thì là 16 tuổi trở lên. Đối với tội giết người, chủ thể luôn là người từ 14 tuổi trở lên, cả khoản 1 lẫn khoản 2.
Tóm gọn lại như sau:
Tiêu chí | Tội khủng bố (Đ. 84 BLHS) | Tội giết người (Đ. 93 BLHS) |
Khách thể của tội phạm | – sự vững mạnh của chính quyền nhân dân– thường là những người có tầm quan trọng | – quyền sống của con người.– conngười, bất kì ai, đang sống |
Mặt khách quan của tội phạm |
– hành vi: xâm hại ngoài tính mạng còn : sức khỏe, tự do thân thể…– hậu quả: + trực tiếp: chết người, thương tích,… + gián tiếp: suy yếu chính quyền |
– hành vi: xâm hại tính mạng.– hậu quả: chết người. |
Mặt chủ quan của tội phạm | – lỗi: + lỗi cố ý trực tiếp– mục đích: làm suy yếu chính quyền nhân dân ( dấu hiệu bắt buộc ) |
– lỗi cố ý bao gồm:+ trực tiếp + gián tiếp – mục đích: không bắt buộc. |
Chủ thể của tội phạm |
– tuổi:+ 14 trở lên đối với K1, K2 + 16 tuổi trở lên đối với K3 |
– tuổi: từ 14 tuổi trở lên. |
Bài tập 3
Bài tập 4
Vì ghen tuông, A có ý định giết B. A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B ba nhát. Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Toà án xác định A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS. Hỏi:
1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.
2. Hành vi phạm của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích tại sao.
3. Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án.
4. Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết, B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao.
5. Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi nhưng do được phát hiện và cấp cứu kịp thời B đã được cứu sống. Toà án áp dụng khoản 2 điều 93 BLHS tuyệt hình phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt Toà quyết định đối với A có đúng không? Giải thích rõ tại sao.
6. Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lí theo luật Hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao.
Lời giải
Theo Điều 93 BLHS, tội giết người là hành vi cố ý tước đoat sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật, do đó trực tiếp xâm phạm quyền được sống của con người. Về mặt khách quan, tội giết người được thể hiện ở hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật bằng mọi thủ đoạn và mọi phương tiện gây nên hậu quả cho xã hội.
Hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác thường được thực hiện bằng hành động và bằng phương tiện rất đa dạng không thể kể hết như bắn, chém, đâm, đầu độc…Và cũng có thể được thể hiên bằng không hành động.
Hậu quả trực tiếp của tội giết người thông thường là người chết ( trong trường hợp giết người hoàn thành), nhưng cũng có trường hợp nạn nhân chỉ bị thương hoặc cố tật ( trong trường hợp giết người chưa đạt), nạn nhân chỉ bị giật mịnh như: bị bắn lén, không trúng hoặc có người khác bắt tay súng, đạn nổ lên trời ( giết chưa đạt đã hoàn thành)
Hành vi cố ý giết người của A trong tình huống trên đặt ra những vấn đề sau:
1/ Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.
Theo cách phân loại tội phạm của BLHS Việt Nam, tội phạm tuy có chung các dấu hiệu ( tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính chịu hình phạt) nhưng những hành vi pphamj tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Chính vì sự khác nhau như vậy mà vấn đề phân hóa và cụ thể hóa hình phạt được đặt ra như là nguyên tắc của luât hình sự Việt Nam. Theo khoản 2 Điều 8 BLHS, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được qui định trong bộ luật, tôi phạm được phân chia thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đăc biêt nghiêm trọng. Mỗi loại tội được gắn với một khung hình phạt khác nhau ( khoản 3 Điều 8).
Nguyên tắc phân loại tội phạm phải dựa trên khung hình phạt được ghi trong một điều luật của Bộ luật hình sự, mà không phải dựa trên mức án cụ thể mà tòa án tuyên phạt. Trường hợp của A đã được tòa án xác định là phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS: “… bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”.
Như vậy, căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt thì tội giết người mà A đã thực hiện là loại tội phạm rất nghiêm trọng. “ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến mười lăm năm tù”.
2/ Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?
Cũng như những hoạt động khác của con người trong xã hội, hành vi phạm tội diễn ra theo quá trình nhất định.
Người cố ý phạm tội luôn mong muốn thực hiện được trọn ven quá trình đó để đạt mục đích của mình, Nhưng trong thực tế có những trường hợp vì nguyên nhân ngoài ý muốn, người phạm tội đã không thực hiện được toàn bộ quá trình đó mà phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau. Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có sơ sở để xác định phạm vi trách nhiệm hình sự( TNHS) của người phạm tội, luật hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm : chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành ( Điều 17 và Điều 18 BLHS).
Ở đây, vì ghen tuông, A có ý định giết B. Như vậy A giết B với mục đích trả thù để thỏa mãn sự ghen tuông của mình. Ý đinh giết B của A đã được chuẩn bị từ trước ( tức là đã được lên kế hoạch từ trước), thể hiện ở một chuỗi những hành động được thực hiện rất tuần tự như sau: “ Rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút giao đâm B ba nhát”, nhưng tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi.
Từ những chi tiết trên, ta có thể xác định rằng hành vi phạm tôi của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Vì: Về mặt lí luận thì phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là người phạm tội đã thực hiên hết những hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành, nhưng vì nguyên nhân khách quan hậu quả không xảy ra, tức là chưa đạt về hậu quả nhưng đã hoàn thành về hành vi. Người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi là dấu hiệu khách quan của cấu thành, tức là cấu thành tội phạm qui định bao nhiêu hành vi khách quan thì người phạm tội đã thực hiện hết.
Ở đây, hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm tội giết người mà A đã thực hiện đó là: rút dao và đâm B ba nhát. Hành vi này thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội, thể hiện ở chỗ nó gây ra và đe dọa gây ra thiệt hại về tính mạng và sức khỏe cho B ( B bị chảy nhiều máu và ngất đi). Vậy là với hành động dùng dao đâm B ba nhát, A đã thực hiện hành vi tước đoat tính mạng của B ( đã đâm) là hành vi được mô tả trong cấu thành tôi phạm tội giết người theo Điều 93 BLHS. Tuy đã thực hiên được hành vi đâm B nhưng B lại không chết, tức là hậu quả chết người chưa xảy ra. Về mặt tâm lí,A mong muốn hậu quả chết người xảy ra ( mong B chết), và nghĩ rằng hậu quả đó đã xảy ra, nhưng trên thực thì B vẫn còn sống. Như vậy dựa vào dấu hiệu hành vi và dấu hiệu về tâm lí của A mà ta có thể khẳng đinh rằng hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tôi chưa đạt đã hoàn thành.
3/ Hãy chỉ ra đôi tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án.
Đối tượng tác động cuả tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiêt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Trong vụ án này, mục đích của A là giết B để trả thù, B chính là đối tượng mà A hướng tới, vậy B chính là đối tượng tác đông của tôi giết người mà A thực hiện, gây tổn hại đến sức khỏe và tinh mạng của B.
Việc xác định chính xác đối tượng tác đông có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và ý nghĩa trong viêc quyết định hình phạt. Để thực hiện được thành công ý định giết người của mình, A đã dùng dao làm công cụ gây án.
4/ Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu TNHS không? Gải thích rõ tại sao?
Sau khi thực hiện hành vi đâm B một nhát, do thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. Như vậy A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người. Ta có thể thấy ở những dấu hiệu cơ bản sau:
+ Việc chấm dứt không thưc hiện tiếp hành vi giết B xảy ra khi A đang ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành ( chưa hoàn thành về hành vi, chưa hoàn thành về hậu quả chết người: B chưa chết).
+ Việc chấm dứt không tiếp tục đâm B và bỏ chạy là do A tự nguyện và dứt khoát. Mặc dù A biết rằng không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp hành vi giết B. Nhận thấy ở đây, A đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội và hoàn toàn là do động lực bên trong ( sợ vì nhìn thấy B ra nhiều máu).
Theo luật hình sự Việt Nam, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đươc miễn TNHS về tội định phạm, nên A sẽ được miễn TNHS về tội giết người. Bởi về mặt chủ quan: A hoàn toàn tự nguyện từ bỏ hẳn ý định phạm tội cuẩ mình, không còn mong muốn thư hiện việc giết B đến cùng. Xét về mặt khách quan thì hành vi tự ý nửa chừng chấm dưt việc phạm tội chưa có tính nguy hiểm đầy đủ của loại tội A định phạm- tội giết người.
Tuy nhiên trên thực tế, hành vi của A là đã đâm B, gây hậu quả B chảy nhiều máu với tỷ lệ thương tật là 21%, có nghĩa là A đã thực hiện đầy đủ các yếu tố của tội cố ý gây thương tích cho người khác ( Theo khoản 1 Điều 104 BLH). Vậy là A chỉ được miễn TNHS về tội giết người nhưng phải chịu TNHS về tôi cố ý gây thương tích cho người khác. Khi quyết định hình phạt A sẽ được áp dụng theo khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999.
5/ Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi nhưng do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS tuyên hình phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt Tòa án quyết đinh đối với A có đúng không? Giải thích rõ tại sao?
Hành vi giết người của A đã được A thực hiện, nhưng vẫn chưa xảy ran hậu quả chết người. Như đã phân tich ở phần 2, hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Luật hình sự Việt Nam chỉ coi là có hành vi phạm tội và lúc đó trách nhiệm hình sự mới có thể đặt ra khi người phạm tội đã bước vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội, và như vậy phạm tội chua đạt đã hoàn thành tuy là chưa thực hiện tội phạm được đến cùng nhưng vẫn phải chịu TNHS, vì về khách quan, A đã có hành vi nguy hiểm cho xã hôị và về chủ quan, việc dừng lại ở giai đoạn chưa đạt là do nguyên nhân ngoài ý muốn ( A tưởng rằng B đã chết) còn bản thân người phạm tội ( A) vẫn mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng.
Về nguyên tắc, người phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS như trường hợp tội phạm đã hoàn thành, theo cùng điều luật, cùng tôi danh và cùng trong phạm vi khung hình phạt mà điều luật đó qui định. Đối với phạm tội chưa đạt, luật hình sự Việt Nam không đặt vấn đề giới hạn những trường hợp phải chịu TNHS mà xác định mọi trường hợp phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS vì người phạm tội đã có hành vi trực tiếp xâm hại khách thể, trực tiếp đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội ( Điều 1b BLHS 1999). Trường hợp của A đã thực hiện hành vi phạm tội giết người mặc dù chưa gây ra hậu quả chết người. Tòa án đã xác đinh A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, mưc hình phat mà Tòa tuyên đối với A là 13 năm tù thì chưa hợp lí.
Vì: Quyết đinh hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt là một trường hợp quyết định hình phạt đặc biệt. Do vậy, khi quyết định hình phạt ngoài việc tuân thủ các qui định chung về các căn cứ quyết đinh hình phạt, Toàn án phải tuân thủ các qui định đặc thù áp dụng riêng cho trường hợp phạm tội chưa đạt. Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải tuân thủ các điều cua BLHS về tội phạm chưa đạt đồng thời phải tuân theo giới hạn giảm nhẹ hình phạt đươc qui định bổ sung cho trường hợp phạm tội chưa đạt.
Căn cứ vào quyết đinh hình phạt tại khoản 3 Điều 52 BLHS 1999: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có qui định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoăc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biêt nghiêm trọng; nếu là thù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật qui định”. Như vậy, ở vụ án này A được Toàn án xác đinh phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 có khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm. Theo nguyên tắc quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội chưa đạt tại khoản 3 Điều 52 thì hình phạt mà A phải nhận là không quá ba phần tư mức cao nhất của khung hình phạt mà Điều 93 qui định, tức là không quá 11 năm 3 tháng. Nhưng ở đây Tòa lại tuyên phạt A 13 năm là không đúng với nguyên tắc quyết đinh hình phạt.
6/ Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thêm cho một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao?
Theo Điều 5 của BLHS của nước CHXHCN Việt Nam qui định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Những người phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam đều bị coi là tội phạm và phải chịu những hình phạt qui định trong BLHS Việt Nam, không kể người thực hiện đó là người nước ngoài, người Việt Nam hay người không quốc tịch. Tội phạm được coi là thực hiên trên lãnh thổ Việt Nam khi hành vi phạm tội bắt đầu và kết thúc ở Việt Nam, hành vi phạm tội bắt đầu ở Việt Nam kết thúc ở nước ngoài hay bắt đầu ở nước ngoài và kết thúc ở Việt Nam.
Đối với trường hợp của A, hành vi giết người xảy ra tai Hà Nội ( tức là bắt đầu và kết thúc ở Viêt Nam) và tuy là người nước ngoài nhưng A chỉ là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội nên A không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao ( quyền này chỉ được áp dung đối với người đứng đầu nhà nước, người đứng đầu Chính phủ, các đại sứ…) vì thế mà A phải bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam.
KẾT LUẬN
Khép lại vụ án trên ta có thể rút ra những kết luận sau: Giết người là một hành vi gây xâm hại rất lớn tới tính mạng và sức khỏe của con người, hành vi đó có thể gây nên những hậu quả khó có thể lường trước được cho cá nhân con người và cho toàn xã hội. Vì thế mỗi người cần phải có ý thức hơn trong việc phòng chống tội phạm giết người. Và khi đưa ra xét xử các vụ án liên quan đến loại tội phạm này, Tòa án cũng cần có những kết luận chính xác hơn trong việc định tội và đinh khung hình phạt để phạt đúng người đúng tội.
Bài tập 5
Vì muốn có tiền tiêu xài, A nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe đạp của B, A đến gặp B ( là người quen) ngỏ ý mượn xe để đèo người thân ra bến xe ô tô. B tin tưởng và giao xe đạp cho A ( chiếc xe đạp trị giá 700.000 đồng). A đạp xe ra chợ để bán nhưng không được liền đem về nhà. Đợi mãi không thấy A trả xe, 2 ngày sau, B đến nhà A để đòi xe. Đến ngõ nhà A, B thấy A dắt xe đạp của mình từ trong nhà đi ra, B chạy đến đưa tay ngăn lại và nói: “ trả tao xe đây, mượn gì mà mãi không trả”. A không Lời giải mà lên xe định đạp xe đi, B liền giữ lại và tiếp tục đòi trả xe, A liền rút con dao găm giấu trong người ra, gí sát vào mặt B quát: “Tao vừa giết người trên phố về đây. Biết điều buông ngay xe ra, không tao đâm chết”. B sợ, rời tay khỏi ghi đông xe đạp. A nhảy lên xe phóng đi. Sau đó B tố cáo với cơ quan công an về hành vi của A. Một thời gian sau, A bị bắt.”
Về vụ án này có các quan điểm sau:
- A phạm tội cướp tài sản.
- A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết tăng nặng định khung hình phạt “hành hung để tẩu thoát”.
- A phạm tội cướp tài sản thuộc trường hợp chuyển hóa từ lừa đảo thành cướp.
Anh (chị ) hãy cho biết:
Các quan điểm trên có quan điểm nào đúng không? Tại sao?
Nếu các quan điểm trên đều sai thì quan điểm của nhóm anh ( chị ) cho rằng A phạm tội gì? Hãy phân tích rõ?
Lời giải
Đó là: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139) và tội cướp tài sản (điều 133)
Để làm rõ quan điểm này trước tiên phải hiểu rõ dấu hiệu pháp lý của 2 tội này:
- Tội cướp tài sản ( điều 133)
Điều 133-BLHS 1999 chỉ rõ tội cướp tài sản là hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đọat tài sản”.
Ngay trong điều luật đã quy định rõ hành vi khách quan của tội này bao gồm 3 hành vi, đó là: hành vi dùng vũ lực (dùng sức mạnh đè bẹp sự phản kháng của nạn nhân như bóp cổ, xô ngã…), đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (gí sát dao vào cổ dọa giết…đặc biệt phải chứng minh được sự đe dọa này khiến cho nạn nhân tin rằng nếu không tin vào sự đe dọa của người phạm tội thì sự đe dọa đó sẽ trở thành hiện thực) hoặc có hành vi khác làm cho người tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (cho nạn nhân uống thuốc ngủ hay là đánh thuốc mê nạn nhân hoặc các hành vi khác.) nhằm chiếm đoạt tài sản. Những hành vi này đều có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân nên đó là những hành vi không thể thiếu trong cấu thành tội cướp tài sản. Chỉ cần người phạm tội có 1 trong 3 hành vi kể trên thì tội cướp tài sản đã hoàn thành chứ không cần quan tâm tới người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.
Tội cướp tài sản xâm hại cùng một lúc 2 quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đó là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Chủ thể của tội phạm là người từ 14 tuổi trở lên (vì tội này là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) và có năng lực TNHS.
Người phạm tội cướp tài sản thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là người phạm tội biết rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Trong cấu thành tội cướp tài sản, mục đích là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích của tội này có thể là nhằm chiếm đoạt được tài sản hoặc nhằm giữ lại tài sản. Nếu người phạm tội “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” mà không nhằm 1 trong 2 mục đích nêu trên thì không thuộc trường hợp quy định tại điều 133-BLHS
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139)
Điều 139-BLHS 1999 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi “bằng thủ đoạn gian dối chiếm đọat tài sản của người khác có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị…”
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội này khi thỏa mãn 1 trong các dấu hiệu sau:
– Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên
– Nếu dưới 500.000 đồng thì:
+ Phải gây hậu quả nghiêm trọng
+ Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm
+ Hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này là hành vi chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Ý định chiếm đoạt tài sản có trước khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Thủ đoạn gian dối trong trường hợp này được hiểu là người phạm tội đưa ra những thông tin giả mong muốn người chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tin đó là sự thật mà giao tài sản cho mình. Thủ đoạn gian dối là cơ sở để người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt. Nếu người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phạm tội này.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản.
Có 2 trường hợp được gọi là “chiếm đoạt được”. Thứ nhất, nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản thì chỉ “chiếm đoạt được” khi tài sản đã nằm trong tay người phạm tội nghĩa là người phạm tội đang trực tiếp chiếm hữu, quản lý tài sản. Thứ hai, nếu tài sản đang trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì chỉ “chiếm đoạt được” khi người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối (thông báo sai, giao nhầm, giao thiếu tài sản…) để giữ lại tài sản mình đang chiếm giữ và người chủ sở hữu đã tin vào hành vi gian dối đó nên đã nhận nhầm tài sản hoặc không nhận tài sản.
Quay trở lại tình huống việc định tội A là lừa đảo chiếm đọat tài sản theo quy định tại điều 139-BLHS là có cơ sở.
Thứ nhất, về hành vi khách quan, A đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản là chiếc xe đạp của B trị giá 700.000 đồng. Hành vi của A đã thỏa mãn hành vi cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối mà A sử dụng ở đây là A giả vờ mượn xe của B đề chở người quen ra bến ôtô. Nhưng kì thực không phải vậy, A chỉ lợi dụng lòng tốt của B để chiếm đoạt tài sản của B mà thôi: “vì muốn có tiền tiêu xài, A nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe đạp của B”. Còn B là người quen của A nên đã tin A, không một chút nghi ngờ B đã tự nguyện giao tài sản của mình là chiếc xe đạp cho A trị giá 700.000đ. Như vậy mục đích hành động của A là nhằm để B tin và giao tài sản đã trở thành hiện thực. Căn cứ vào khoản 1 Điều 139, hành vi của A đã thỏa mãn cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thực tế đã hoàn thành khi B giao tài sản cho A.
Về mặt chủ quan, A thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, nghĩa là A biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt nhất là A mong muốn thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Mục đích của A là chiếm đoạt được tài sản của B và mục đích này có trước khi A thực hiện tội phạm. Động cơ thúc đẩy ở đây là “vì muốn có tiền tiêu xài”. Tuy nhiên, nó không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành này. Bài tập tình huống này không quy định độ tuổi hay năng lực trách nhiệm hình sự nhưng chúng ta có thể mặc nhiên thừa nhận khi A thực hiện tội phạm A đã đạt dộ tuổi luật định và đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Hành vi phạm tội của A đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu của B đối với chiếc xe đạp – một quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ.
Các yếu tố về khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan đều thoả mãn cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 BLHS, nên việc định tội cho A là có cơ sở.
Vừa phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì 2 ngày sau A lại phạm tội “cướp tài sản” theo quy định tại Điều 133.
Việc định tội cho A dựa trên một số căn cứ pháp lý sau đây:
– Hành vi của A đã thỏa mãn hành vi khách quan của tội cướp tài sản. Đó là hành vi “đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc”. Ở đây A “rút dao găm giấu trong người gí sát vào mặt và quát tao vừa giết người trên phố về đây…”. Hành vi “lấy dao gí sát vào mặt” ta có thể hiểu là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc vì nếu B không buông tay ra khỏi chiếc xe đạp để A đi thì việc dùng dao đâm chết B có nhiều nguy cơ xảy ra liền ngay sau đó.
– Hành vi “đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc” của A không nhằm chiếm đoạt tài sản (vì chiếc xe đạp đã nằm trong sự chiếm hữu của A) mà nhằm giữ lại chiếc xe đạp đã chiếm đoạt được. Mặc dù điều luật không quy định mục đích của hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc…” nhằm giữ lại tài sản nhưng thực tiễn xét xử thừa nhận rằng mục đích giữ lại tài sản cũng được coi là mục đích của tội cướp tài sản. Như vây, chỉ cần người phạm tội “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc…” nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc giữ lại tài sản cũng thuộc Điều 133. A có hành vi “đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc” để giữ lại tài sản do đó hành vi của A đã thoả mãn dấu hiệu khách quan của tội cướp tài sản.
Hành vi phạm tội cùng một lúc xâm hại đến hai quan hệ: quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu của B. A thực hiện với lỗi cố ý, A thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội cướp tài sản. Như vậy việc định tội cướp tài sản cho A là có cơ sở pháp lý.
=> Kết luận: A phạm 2 tội là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 – BLHS và tội cướp tài sản theo điều 133 – BLHS
Các quan điểm khác xung quanh vụ án:
Xung quanh tình huống trên còn nhiều quan điểm gây tranh cãi:
Quan điểm thứ nhất cho rằng A chỉ phạm tội cướp tài sản (điều 133). Quan điểm này cho rằng chỉ hành vi thực hiện sau mới cấu thành tội phạm, đó là tội cướp tài sản; còn hành vi thực hiện trước không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139) vì A mượn xe B đi tiêu thụ nhưng không tiêu thụ được nên không có cơ sở để chứng minh A có ý định chiếm đoạt tài sản. Quan điểm này không hợp lý, bởi lẽ theo tình tiết của bài tập tình tiết của bài tập thì ý định phạm tội của A đã quá rõ ràng “vì muốn có tiền tiêu xài, A nảy sinh ý định chiếm đoạt xe đạp của B” còn việc A có tiêu thụ được hay không không quan trọng. Việc A không tiêu thụ được đó là do nguyên nhân khách quan chứ không phải là mong muốn chủ quan của A. Nếu chỉ căn cứ vào thực tế xảy ra mà không căn cứ vào mong muốn chủ quan của người phạm tội và từ đó không định tội cho hành vi phạm tội của họ là đã “bỏ lọt tội phạm”. Ở đây A mong muốn chiếm đoạt được tài sản của B, mong muốn tiêu thụ được tài sản đó. Điều đó đã chứng tỏ ý định phạm tội của A đã rõ ràng nên việc không định tội cho hành vi của A là đã bỏ lọt tội phạm, vi phạm nguyên tắc pháp chế.
Quan điểm thứ hai thì cho rằng: A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết tăng nặng định khung hình phạt “hành hung để tẩu thoát”. Việc đánh giá như thế này cũng không chính xác. Thứ nhất, trong các điều khoản quy định tại điều 139 thì không có tình tiết nào có tên là “hành hung để tẩu thoát”, nên việc định tội cho A là phạm tội chiếm đoạt tài sản với tình tiết tăng nặng định khung là “ hành hung để tẩu thoát” không có căn cứ pháp lý.
Giả sử, điều luật có quy định “hành hung để tẩu thoát” là một tình tiết định khung thì trong trường hợp này A cũng không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung “hành hung để tẩu thoát”. Bởi lẽ: Theo hướng dẫn tại tiểu mục 6.1 Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP thì “hành hung để tẩu thoát” là “trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đọat được tài sản nhưng chưa bị phát hiện và bị bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, xô, ngã…nhằm tẩu thoát”. Dù thực tế trong trường hợp người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản thì chỉ coi là “hành hung để tẩu thoát” khi ngay sau việc chiếm đoạt họ bị phát hiện và họ đã chống lại nhằm tẩu thoát. Hay nói cách khác ở đây tội phạm tuy đã hoàn thành nhưng hành vi đó chưa kết thúc về mặt thực tế. Trong bài tập tình huống A đã chiếm đoạt được xe đạp của B, 2 ngày sau B mới phát hiện ra và A đã đe dọa dùng ngay vũ lực. Ở đây hành vi phạm tội của A đã kết thúc về mặt pháp lý (tội phạm đã hoàn thành) và mặt thực tế (tội phạm kết thúc) nên không thể có việc “hành hung để tẩu thoát” được. Với lại mục đích của A ở đây là dùng vũ lực không chỉ nhằm mục đích tẩu thoát mà còn giữ bằng được tài sản đã chiếm đoạt. Thể hiện ở việc khi B chạy đến đòi xe, A còn thời gian rút dao ra và gí sát vào mặt B đe dọa…sau đó lên xe đạp đi. Điều đó càng làm rõ thêm quan điểm cho rằng A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung hình phạt “hành hung để tẩu thoát” là không có cơ sở.
Quan điểm khác cho rằng A phạm tội cướp tài sản thuộc trường hợp chuyển hóa từ lừa đảo thành cướp. Việc định tội này cũng chưa chính xác. Đầu tiên chúng ta phải hiểu thế nào là trường hợp chuyển hóa từ tội có tính chất chiếm đoạt sang cướp?
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/1989 Hội đồng thẩm phán ngày 19/04/1989 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về việc chuyển hóa từ một số hình thức chiếm đoạt thành cướp tài sản quy định: “Thực tiễn xét xử cho thấy các Tòa án đã định tội không thống nhất đối với các trường hợp kẻ phạm các tội chiếm đoạt như cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp…đã dùng vũ lực để chiếm đoạt bằng được tài sản hoặc để tẩu thoát. Nhiều Tòa án coi trường hợp trên là cướp tài sản. Ngược lại, nhiều Tòa án lại cho rằng việc dùng vũ lực chỉ là tình tiết tăng nặng của việc chiếm đoạt chứ không kết tội kẻ phạm tội về tội cướp tài sản…Nay cần thống nhất:
a) Nếu là trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hòng để chiếm đoạt bằng được tài sản thì cần định tội cướp tài sản.
b) Nếu là trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản nhưng chủ tài sản hoặc người khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản trong tay kẻ phạm tội mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc thì cần định tội cướp.
c) Nếu việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là nhằm để tẩu thoát (kể cả tẩu thoát cùng tài sản đã chiếm đoạt được), thì không kết án kẻ phạm tội về tội cướp tài sản…
Theo tình thần của Nghị quyết 01/1989 của HĐTP nêu trên trong trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản (trong tội phạm trước) thì chỉ định tội cướp khi chủ tài sản hoặc người khác lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc…Để chủ sở hữu hoặc người khác “lấy lại được” hay “đang giành giật” thì đòi hỏi hành vi “lấy lại được hoặc đang giành giật” phải xảy ngay sau khi tội phạm hoàn thành. Nghĩa là mặc dù tội phạm thực hiện trước đó đã hoàn thành nhưng hành vi phạm tội đó chưa kết thúc trên thực tế. Hay nói cách khác tội phạm hoàn thành nhưng chưa kết thúc. Có như vậy việc định tội cướp mới có cơ sở.
Ở đây tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã hoàn thành được 2 ngày chủ sở hữu B mới giành giật lại tài sản và người phạm tội A đã đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc cũng không thể coi là trường hợp chuyển hóa từ lừa đảo thành cướp được.
Theo phân tích ở trên thì việc định tội cho A là tội cướp tài sản hay tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung là “hành hung để tẩu thoát” hay là tội cướp tài sản thuộc trường hợp chuyển hóa từ lừa đảo thành cướp đều chưa thuyết phục.
Các tìm kiếm liên quan đến bài tập luật hình sự về tội giết người, bài tập xác định tội danh, bài tập luật hình sự 1 có đáp án, bài tập tình huống luật hình sự phần tội phạm, bài tập luật hình sự phần các tội phạm, bài tập tình huống luật hình sự 3, bài tập về tội xâm phạm an ninh quốc gia, lấy ví dụ về lỗi cố ý gián tiếp
Cảm ơn bạn chia sẻ