Site icon Hocluat.VN

Ví dụ về thẩm quyền lập quy

luat

Thẩm quyền lập quy là gì?

Thẩm quyền lập quy là một loại thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước thực hiện bằng hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn luật.

Ví dụ về thẩm quyền lập quy

Ví dụ 1: Để thi hành quy định tại Điều 27 Luật Đất đai năm 1993 ”trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 và sau đó là Nghị định số 22/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Các quy phạm pháp luật trong các nghị định nêu trên quy định nguyên tắc, đối tượng, điều kiện được đền bù, mức được đền bù thiệt hại về đất, về tài sản, chính sách hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đền bù thiệt hại về đất v. v… khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng – những quy phạm nêu trên chưa được quy định trong văn bản luật của Quốc hội hoặc pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

Ví dụ 2: Hành vi vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, rất gần với tội phạm, đáng lẽ phải được quy định tại luật của quốc hội hoặc pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội. Nhưng trong thực tế cuộc sống có rất nhiều hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước và các hành vi này luôn thay đổi, không thể đưa vào luật của Quốc hội hoặc pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội những văn bản quy phạm pháp luật cần tính ổn định cao.

Vì vậy, Điều 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã giao Chính phủ thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành hàng chục nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và Chính phủ không cho phép Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thẩm quyền này.

 

Ví dụ 3: các nghị định của Chính phủ quy định về hộ tịch, hộ khẩu; các nghị định ban hành quy tắc giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy; các nghị định về chứng khoán, thị trường chứng khoán v. v…

Các quy phạm pháp luật trong các nghị định này có giá trị như các quy phạm pháp luật của luật hoặc pháp lệnh. Sau một thời gian thực hiện, Chính phủ tổng kết việc thi hành và tiến hành soạn thảo dự thảo luật, trình Quốc hội thông qua như Luật Cư trú, Bộ luật Dân sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy, Luật Đường sắt, Luật Chứng khoán v. v…

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật năm 1996 và khoản 4 Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 – sau đây gọi tắt là Luật năm 2008, thì Chính phủ phải xin Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép ban hành các nghị định ”độc lập” tương tự như trên.

 


Các tìm kiếm liên quan đến ví dụ về thẩm quyền lập quy: thẩm quyền lập quy của chính phủ, so sánh lập pháp và lập quy, thẩm quyền lập quy là gì, thẩm quyền lập quy của ubnd tỉnh, ví dụ về thẩm quyền lập quy của chính phủ, mối quan hệ giữa quyền lập quy và quyền hành chính, thẩm quyền lập pháp là gì, thẩm quyền lập quy của thủ tướng chính phủ

đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

1900.0164
Exit mobile version