Site icon Hocluat.VN

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết dân tộc trong việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

 

1. Thực trạng chung

Hiện nay, nước ta đã thu được những thành tựu cơ bản. Dưới sự lãnh đạo của đảng, việt namđang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Việt nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,mở cửa sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển.Trong những năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển với nhịp độ cao so vớicác nước khác trong khu vực. Tình hình chính trị của đất nước luôn luôn giữ được ổn định. Tìnhhình xã hội có tiến bộ. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Vịthế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Thế và lực của đất nước tamạnh lên rất nhiều so với những năm trước đổi mới cho phép nước ta tiếp tục phát huy nôi lực kếthợp với tranh thủ ngoại lực để phát triển nhanh và bền vững, trước mắt phấn đấu đến năm 2020 vềcơ bản làm cho việt nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực conngười, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninhđược tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao.Mặt khác, việt nam đang đứng trước cơ hội lớn và thách thức lớn đan xen nhau.Sự nghiệp đổi mới của nước ta trong những năm tới, có cơ hội để phát triển của đất nước. Đó làlợi thế so sánh để phát triển do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nội lực là hết sức quan trọng. Nhữngcơ hội tạo cho đất nước ta có thể đi tắt, đón đầu, tiếp thu nhanh những thành tựu của cách mạngkhoa học và công nghệ trên thế giới. Mặt khác, chúng ta rút ra được nhiều bài học từ cả nhữngthành công và yếu kém của gần hai chục năm tiến hành sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh sự nghiệpcách mạng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những thành tựu vàthời cơ đã cho phép nước ta tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinhtế độc lập tự chủ, đưa việt nam trở thành một nước công nghiệp, tiếp tục ưu tiên phát triển lựclượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy hơn nữa nội lực.Tuy vậy, chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức, nguy cơ hay những khó khăn lớntrên con đường phát triển của đất nước. Ví như nạn tham nhũng, tệ quan liêu cũng như sự suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã vàđang cản trở việc thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước,gây bất bình và làm giảm niềm tin trong nhân dân. Các thế lực phản động không ngừng tìm mọicách thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dođảng cộng sản việt nam lãnh đạo.

Mặt khác, các thế lực thù địch ra sức phá hoại khối đại đoàn kết củanhân dân ta, luôn kích động cái gọi là “dân chủ, nhân quyền”, kích động vấn đề dân tộc, tôn giáo hòng ligián, chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh” đang đòi hỏi toàn ðảng, toàn quân và toàn dân thực hiện chiến lược đại đoànkết toàn dân tộc ở chiều sâu.

 

Đặc biệt, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giaicấp nông dân và đội ngũ tri thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triểnkinh tế xã hội của đất nước.

 

2. Nhiệm vụ và yêu cầu:

Cách đây 64 năm, vào ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khaisinh ra nước việt nam dân chủ cộng hoà. 64 năm đã qua đi nhưng bài học về tinh thần đoàn kếtdân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổimới, với nhiều chủ trương lớn của đảng, chính sách của nhà nước hợp lòng dân, khối đại đoàn kếtdân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đượcmở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chínhtrị của đất nước. Các hình thức tập hợp nhân dân đa dạng hơn và có bước phát triển mới, dân chủxã hội được phát huy; bước đầu đã hình thành không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội.Có thể khẳng định: chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của đảng đã thực sự là một bộ phậncủa đường lối đổi mới và góp phần to lớn vào những thành quả của đất nước.Tuy nhiên, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ giữa đảng, nhà nước và nhân dân đangđứng trước những thách thức mới. Lòng tin vào đảng, nhà nước và chế độ của một bộ phận nhândân chưa vững chắc, tâm trạng của nhân dân có những diễn biến phức tạp, lo lắng về sự phân hoágiàu nghèo, về việc làm và đời sống. Nhân dân bất bình trước những bất công xã hội, trước tệtham nhũng, quan liêu, lãng phí, v.v…Sở dĩ có những khuyết điểm, yếu kém trên là do: đảng ta chưa kịp thời phân tích và dự báođầy đủ những biến đổi trong cơ cấu giai cấp – xã hội trong quá trình đổi mới đất nước và nhữngmâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ nhân dân để kịp thời có chủ trương, chính sách phù hợp; có tổchức đảng, chính quyền còn coi thường dân, coi nhẹ công tác dân vận – mặt trận; ở không ít nơicòn tư tưởng định kiến, hẹp hòi làm cản trở cho việc thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dântộc của đảng; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất, v.v… không thựchiện được vai trò tiên phong gương mẫu.Mặt khác, các thế lực thù địch ra sức phá hoại khối đại đoàn kết của nhân dân ta, luôn kíchđộng cái gọi là “dân chủ, nhân quyền”, kích động vấn đề dân tộc, tôn giáo hòng li gián, chia rẽ nội bộ đảng, nhà nước và nhân dân ta.Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay là: phải củng cố và tăng cường khối đạiđoàn kết dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. cụ thể:một là, đảng ta phải luôn xác định cách mạng việt nam là một bộ phận ko thể tách rời của cáchmạng vô sản thế giới, việt nam tiếp tục đoàn kết và giúp đỡ, ủng hộ các phong trào cách mạng,các xu hướng trào lưu tiến bộ của thời đại vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.hai là, giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc, tự chủ tự cường, chủ trương phát huy sức mạnhdân tộc… trên cơ sở đó tranh thủ sự đồng tình ủng hộ từ lực lượng bên ngoài, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu mỗi thời kỳ

 

3. Những chú ý khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh:

Lý luận gắn liền với thực tiễn:Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của quá trình kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa mác lê-nin và thực tiễn cách mạng từng thời kỳ. Hồ Chí Minh nêu lên quan điểm rằng, lý luậnkhông được áp dụng vào thực tiễn là lý luận suông, đông thời thực tiễn không có lý luận soi sánglà thực tiến mù quáng.Trong tình hình hiện nay, để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần chú ý những vấn đề sau đây:Một là, phải thấu suốt quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủyếu và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Hai là, lấy mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm,định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậylẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.Ba là, bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân- tập thể- toàn xãhội; thực hiện dân chủ gắn với giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; khôngngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, tinhthần tự lực tự cường xây dựng đất nước; xem đó là những yếu tố quan trọng để củng cố và pháttriển khối đại đoàn kết dân tộc.Bốn là, đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạolà các tổ chức đảng được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

 

4. Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh:

Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng lớn, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc với cách mạngnước ta. Tư tưởng này có nhiều giá trị, biểu hiện tập trung ở những điểm chính sau:- Đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành công. Biết đoànkết thì vượt qua khó khăn, thử thách, không đoàn kết, chia rẽ là thất bại.- Đoàn kết phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung. Không đoàn kết một chiều, đoànkết hình thức, nhất thời.- Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên sức mạnh. Đoàn kết cá nhân và đoànkếttổchứckhông tách rời nhau.- Đoàn kết phải có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng thời kỳ. Đoànkết trong chính sách tập hợp các tầng lớp nhân dân.- Đoàn kết đi liền với bao dung, thực hiện tính nhân đạo cao cả, hướng tới tương lai.- Lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết là nhiệm vụ của đảng, là biện pháp phát huy sứcmạnh của đảng, của toàn dân tộc.- Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải thực sự đoàn kết trong đảng.

– Thực hiện đồng bộ đoàn kết trong đảng – đoàn kết toàn dân – đoàn kết quốc tế.- Đoàn kết trong mọi chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước trên cơ sở bảo vệ và tôntrọng lợi ích của mọi thành viên cộng đồng quốc gia, dân tộc, quốc tế.

 

5. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay:

 

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc:

Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏiđảng, nhà nước phải xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sứcmạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.Trong thời gian qua, nhìn chung, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúcđẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trongkhi sự nghiệp đổi mới đang có yêu cầu cao về tập hợp sức mạnh của nhân dân thì việc tập hợpnhân dân vào mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế, nhất là ở khu vựckinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở một số vùng có đông đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số…

Trong công cuộc đổi mới, mặt trận tổ quốc việt nam với tính chất là một tổ chức liên minh chính trị, liênhiệp tự nguyện rộng lớn nhất của nhân dân ta, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhândân, nơi hiệp thương và thống nhất hành động của các thành viên, đã phối hợp với chính quyền giảiquyết ngày càng có hiệu quả những vấn đề bức xúc của nhân dân, thực hiện dân chủ, đổi mới xã hội,chăm lo lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; tham gia ngày càng thiết thực vào việc xây dựng,giám sát, bảo vệ đảng và chính quyền.Với tư cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, mặt trận tổ quốc việt nam đã phối hợp ngàycàng nhiều hơn với chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện các nhiệmvụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại nhằm cùng nhau nỗ lực xây dựng và bảo vệ tổquốc.

 

Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, mặt trận tổ quốc việt nam phải chủ động góp phần cùng đảngvà nhà nước xây dựng và hoàn thiện một số chính sách chung để sức mạnh đại đoàn kết toàn dântộc trở thành động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi bền vữngcủa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang, mặt trận tổ quốc việt nam chủ trương “đoàn kếtrộng rãi, đoàn kết chân thành mọi thành viên trong xã hội có thể đoàn kết được, không phân biệtquá khứ, thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, ở trong nước hay ở nước ngoài trên cơ sở mụctiêu chung là giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia vì mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; đoàn kết giữa nhân dân với nhândân các nước trên thế giới; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để trở thành động lực chủyếu để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc”.trong những năm trước mắt, mặt trận tập trung đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoáở khu dân cư” và cuộc vận động “ngày vì người nghèo”, phấn đấu xoá xong nhà dột nát cho ngườinghèo, góp phần cùng đảng và nhà nước thực hiện mục tiêu đến năm 2010 đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển.

 

Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc:

Trong thực tiễn, việc chuyển sức mạnh đoàn kết dân tộc trong thời kỳ giữ nước sang thời kỳdựng nước không phải là việc dễ dàng, lịch sử đang đòi hỏi những nỗ lực lớn của đảng và nhànước ta trong lĩnh vực này.

 

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong xu thế hiện nay là hội nhập kinhtế quốc tế, một loạt vấn đề đặt ra mà chúng ta phải chú ý:

– khơi dậy và phát huy cao độ sức manh nội lực, phải xuất phát từ lợi ích dân tộc, từ phát huy nội lực dân tộc mà mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi khả năng có thể tranh thủ được để xây dựng, phát triển đất nước.

– trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa, để khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao ý chí tự cường dân tộc, trong chính sách đại đoàn kết, phải chú ý phát huy tính năng động của mỗi người, mỗi bộ phận để mọi việc từ lãnh đạo, quản lý, đến sảnxuất kinh doanh, học tập và lao động đều có năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Đồngthời, phải khắc phục được những tiêu cực của kinh tế thị trường, đặc biệt tâm lý chạy theo đồngtiền, cạnh tranh không lành mạnh làm phai nhạt truyền thống đoàn kết, tình nghĩa tương thântương ái của dân tộc, giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng cách, ranh giới giữa kinh và thượng,giữa nông thôn và thành thị, cũng cố khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốtđẹp của dân tộc, kiên quyết loại bỏ những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tà giáo để gây rối.

– phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phải chống các tệ nạn xã hội, nhất làtệ nạn tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, phải biết lắng nghe những ý nguyện chính đáng của nhân dân, phải kịp thời giải quyết những oan ức của nhân dân, làm cholòng dân được yên. Phải tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội, đặc biệt coi trọngviệc xây dựng mặt trận, đổi mới, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sáchđối với công nhân, với nông dân, với trí thức, chính sách đối với cộng đồng người việt nam ở nước ngoài, chính sách đối với các thành phần kinh tế, tập hợp đến mức rộng rãi nhất mọi nhântài, vật lực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

– trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ đối ngoại trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi phải củng cố sự đoàn kết với phong trào cách mạng các nước, đồng thời phải nắm vững phươngchâm ngoại giao mềm dẻo, có nguyên tắc nhằm thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại hiện naycủa đảng và nhà nước ta là: việt nam muốn là bạn và đói tác tin cậy với tất cả các nước trong cộngđồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển.trong tình hình thế giới hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có những chủ trương đúng đắn, sángtạo trong việc nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ, để vừa nâng cao hiệu quả hợptác quốc tế, vừa giữ vững bản sắc dân tộc, giữ vững đinh hướng xã hội chủ nghĩa.ngoài ra, đảng và nhà nước ta phải chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc

– sứcmạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trêncơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và vận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của lực lượng.

Những bước làm cụ thể hơn:

 

Xác đinh hướng đi

Đại đoàn kết dân tộc – cội nguồn sức mạnh của đất nước là yếu tố quyết định cho phát triểnngày nay, nước ta không còn những kẻ xâm lược. Nhưng kẻ thù vẫn còn. Một trong những kẻthù đó là sự nghèo nàn, lạc hậu. Lạc hậu thì sẽ tụt hậu. Tụt hậu thì khó thoát khỏi vòng lệ thuộc.Tất cả những ai có thể góp một phần vào việc chống kẻ thù đó đều nên và có thể có mặt tronghàng ngũ của chúng ta.từ ngày đảng ta có chủ trương đổi mới, tư tưởng hòa hợp dân tộc lại được phục hưng và ứngnghiệm với nhiều kết quả khả quan. Quan điểm kinh tế nhiều thành phần, quan điểm kinh tế mở,tư tưởng vn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, khép lại quá khứ, hướng về tương lai… Đãgiúp cho nước ta khai thác được cả nội lực và ngoại lực để vượt khỏi khủng hoảng, liên tiếp thuđược những thành quả về mọi mặt.bây giờ, chúng ta đã có một nước vn độc lập, thống nhất và đang trên đường tiến tới thực hiệnlý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chúng ta đã từng bướcnâng cao uy tín quốc tế. Do đó, chúng ta càng có sức cảm hóa nhiều hơn. Những kinh nghiệmquốc tế vừa qua càng chỉ rõ thêm rằng nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thùhận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu đượcthù hận và tạo ra sức mạnh càng ngày càng dồi dào hơn.nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bại, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, chohình ảnh vn trên trường quốc tế?nhìn ra thế giới, càng nghiệm thấy rằng tài nguyên lớn nhất cho mọi quốc gia chính là tàinguyên con người. Nếu quy tụ được sức người, thì nhiều nguồn lực khác cũng có thể được quy tụ.Con người mà không quy tụ thì mọi nguồn lực khác cũng rơi rụng.

 

 

xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Xây dựng đảng cộng sản việt nam vững mạnh– xây dựng nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam trong sạch, vững mạnh, thể hiện quyềnlàm chủ của nhân dân.– luôn luôn chăm lo xây dựng mặt trận và các đoàn thể nhân dân 

 

Hệ thống chính trị ở việt nam được cấu thành bởi 3 thành tố: đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhândân làm chủ. Đây là một thể thống nhất, không đối lập và không tách rời nhau.vấn đề làm chủ của nhândân được thể hiện rõ qua quyền giám sát của dân thông qua việc các đại biểu quốc hội chất vấn cácthành viên chính phủ tại mỗi kỳ họp quốc hội; người dân có quyền tham gia vào các tổ chức chính trị, xãhội, đoàn thể. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cho phép người dân được tham gia trực tiếp vàoviệc lập kế hoạch, quản lý và thực thi các chính sách phát triển tại địa phương. Người dân cũng đượctạo điều kiện phát triển kinh tế trong khuôn khổ pháp luật.

 

 

Dựa vào sức mạnh của toàn dân,lấy dân làm gốc:

Sự nghiệp đổi mới là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân, cho nên mọi chủ trương chính sách củađảng ta đều xuất phát từ dân, dựa vào dân mà thực hiện. Do đó cần phải phát triển nguồn nhân lựccon người, đào tạo đội ngũ cán bộ tốt, đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khơi dậy, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, coi dân chủ là mục tiêu, làđộng lực để xây dựng đất nước, chú trọng nâng cao ý thức làm chủ cho nhân dân.” dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong “dân là gốc của nước. Vận dụng và phát triển tư tưởng hồ chí minh, chúng ta coi đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do đảng lãnh đạo là độnglực chủ yếu để phát triển đất nước.

 

Vì vậy, chúng ta cần phải:

– thường xuyên chăm lo xây dựng và phát triển nguồn lực con người. Cần xây dựng và phát triểnnguồn nhân lực trên cơ sở:

+ bồi dưỡng tư tưởng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế chân chính

+ có đạo đức, lối sống cách mạng trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham nhũng và mắc các tiêu cực khác.

+ đội ngũ nhân lực có trình độ cao– tiếp tục xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết tạo thành sức mạnh vô biên. Lịch sử nước nhà và lịch sử thế giới cho thấy rằng, thời kỳ nào dân tộc không đoàn kết thìthời kỳ đó dân tộc không phát triển lên được, thậm chí sẽ bị mất nước, bởi các thế lực ngoại bangxâm chiếm.

 

– tôn trọng quyền làm chủ của dân. Xã hội càng phát triển thì trình độ dân chủ của một xã hộicàng cao. Dân phải tôn trọng, phải phát huy được tính tích cực của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kinh tế thị trường đã và đang tạo ra những mặt tích cực đáng kể cho sự phát triểnkinh tế – xã hội nhưng đồng thời cũng có những mặt trái, làm trầm trọng thêm một số tiêu cực đã có trước đây và nảy sinh một số tiêu cực mới. Mọi âm mưu và hành động, dù là nhỏ, làm tổn hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc đều là có tội đối với đất nước, cần được lên án.

 

– tạo điều kiện cho nhân dân làm tròn nghĩa vụ công dân.phát triển con người:trong thế giới ngày nay, nguồn lực hàng đầu là trí thức. Nói như thế không có nghĩa là đề cao những con người trí thức cụ thể, mà nói đến một điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển: trongcuộc đua tranh để phát triển, không thể chỉ dựa vào nhiệt tình và ý chí, mà phải dựa vào kiến thức,học vấn, sự nhận thức các quy luật của thiên nhiên và của xã hội.theo kinh nghiệm lịch sử của thế giới và bản thân nước ta, nhất là qua những kinh nghiệm của bác hồ, thấy rằng trí thức tận tụy hay không là tùy thuộc vào chúng ta có tin dùng trí thức haykhông, có giao cho họ đảm nhiệm những trọng trách mà họ xứng đáng được đảm nhiệm hay không.

 

Điều đó không tùy thuộc vào bản thân trí thức, mà vào lãnh đạo: có đủ khả năng thu phục nhântâm và nhân tài hay không. Thu hút được nhân tài cũng là một tài năng.hiện nay, nước ta đã có một giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, hoạt động trong nhiềungành công nghiệp khác nhau, trong các thành phần kinh tế khác nhau. Yêu cầu về trình độ nghềnghiệp ngày càng cao, nhất là trong điều kiện công nghệ ngày càng hiện đại, tin học hoá và tựđộng hoá ngày càng nhiều. Nếu có chính sách phù hợp thì người công nhân sẽ có những sángkiến, sáng tạo lớn. Có thể nói sản xuất hiện đại vẫn đòi hỏi và rèn luyện người công nhân những phẩm chất ưu việt của riêng người công nhân. Đó là tính kỷ luật, chính xác, tính tập thể, là ý thứcchính trị tốt. Đó cũng là những phẩm chất mà người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cầncó. Vì vậy hiện nay, chú ý phát triển đội ngũ cán bộ xuất thân từ giai cấp công nhân vẫn là mộthướng đi đúng cần quan tâm.Đất nước ta cũng có một đội ngũ trí thức khá lớn. Họ có mặt trong nhiều ngành, nhiều lĩnhvực từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoahọc công nghệ, văn hoá nghệ thuật… Họ xuất thân từ các giai cấp và tầng lớp khác nhau kể cảnông dân, công nhân. Họ có mối liên hệ khá gần gũi với các giai cấp và tầng lớp khác, với quầnchúng lao động. Họ có thể hiểu rõ tâm tư nguyện vọng, những giá trị của quần chúng lao động.Rất nhiều người trong số đó có khả năng lãnh đạo, quản lý.Để xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp hiện nay, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao,chúng ta phải khắc phục những định kiến vẫn còn rơi rớt. Đó là tâm lý coi thường những ngườixuất thân từ các giai cấp lao động, đặc biệt từ giai cấp công nhân, nghĩ rằng họ quen lao độngchân tay, ít chữ nghĩa, ít hiểu biết, hạn chế tầm nhìn đối với những vấn đề đại sự quốc gia. Do đóchỉ chú ý vào những người “có học”, đã qua trường lớp chính quy, bài bản. Ngược lại, có tâm lý coi thường hoặc kỳ thị những người trí thức, coi họ chỉ sách vở, quanliêu, không thực tế, thiếu hiểu biết cuộc đời. Thậm chí coi họ là điển hình của thói tiểu tư sản, cánhân chủ nghĩa, yếu đuối. Do đó chỉ chú ý đối với những người đã từng kinh qua “thực tiễn”.Tuy nhiên, nhìn một cách thực tế, hậu quả của cả hai khuynh hướng đều không tốt. Chúngta phải đề phòng một khuynh hướng nửa vời trong đội ngũ cán bộ, một mặt chạy theo vỏ trí thức,với những văn bằng, học vị nọ kia chứ không thực sự là trí thức, mặt khác cũng không có lậptrường quan điểm, tác phong công nhân thực sự. Đây là một tình trạng chứa đựng nguy cơ củachủ nghĩa cơ hội trong đội ngũ cán bộ của chúng ta.

 

Để ngọn lửa yêu nước và đại đoàn kết dân tộc sáng mãi

 

Chúng ta cần ôn lại mấy bài học lớn của bác:

– đất nước vn, giang sơn vn cùng mọi thành quả của nền văn hóa vn không phải là của riêng ai,của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người vn, của cả dân tộc vn.

– đã thế thì mọi người vn đều có trách nhiệm và có quyền được đóng góp vào việc tô điểm cho giang sơn đó, làm giàu thêm và đẹp thêm cho nền văn hóa đó.

– lại vì thế nên phải làm sao để cho mọi người vn đều được sống với giang sơn gấm vóc này, được hưởng mọi giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa này.

 

Nguồn: https://www.scribd.com/doc/20881309/Phan-tich-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-H%E1%BB%93-Chi-Minh-v%E1%BB%81-%C4%91%E1%BA%A1i-%C4%91oan-k%E1%BA%BFt-dan-t%E1%BB%99c-v%E1%BA%ADn-d%E1%BB%A5ng-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-%C4%91o-trong-cong-cu%E1%BB%99c-xay-d%E1%BB%B1ng-%C4%91%E1%BA%A5t-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-hi%E1%BB%87n-nay
đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền

Exit mobile version