Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014 và khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2014 các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
Các loại ngành nghề kinh doanh được chia thành ba nhóm: Các ngành, nghề kinh doanh bị cấm; Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và Ngành, nghề được tự do kinh doanh.
1. Về các ngành, nghề kinh doanh bị cấm
Được quy định tại điều 6, luật Đầu tư 2014, các ngành nghề kinh doanh bị cấm tại Việt Nam hiện nay là:
- Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại phụ lục 1 của Luật Đầu tư năm 2014;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại phụ lục 2 của Luật Đầu tư năm 2014
- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại phụ lục 1 của Công ước quốc tế về buôn bán các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp năm 1973; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại phụ lục 3 của Luật Đầu tư năm 2014;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
2. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Được quy định tại điều 7, luật Đầu tư 2014
Có thể hiểu rằng, về điều kiện kinh doanh chính là các yêu cầu từ phía cơ quan quyền lực nhà nước buộc các DN phải có hoặc phải thực hiện được thể hiện cụ thể trên giấy phép kinh doanh (mã ngành, nghề), giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
Như vậy, bản chất của việc yêu cầu các chủ thể phải đáp ứng các điều kiện như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
2.1. Giấy phép kinh doanh
Đôi khi chúng còn được gọi là “Giấy phép con”, được hiểu là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các DN, chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực.
Có quan điểm cho rằng, giấy phép kinh doanh là công cụ quản lý nhà nước mà hầu hết các nước trên thế giới điều sử dụng với các mức độ khác nhau để bảo đảm quyền quản lý nhà nước một cách chặt chẽ hơn đối với một số ngành, nghề mà việc kinh doanh đòi hỏi đáp ứng những điều kiện nhất định, bảo đảm an toàn cho khách hàng và xã hội. Thông thường, giấy phép kinh doanh còn được sử dụng như một hình thức hạn chế kinh doanh đối với những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định.
2.2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Có những ngành nghề mà khi tiến hành hoạt động kinh doanh, DN phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Thông thường, đây là các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất hoặc con người của cơ sở đó. Khi các chủ thể kinh doanh (đã đáp ứng các điều kiện trên), yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Những loại giấy chứng nhận phổ biến hiện nay có thể kể đến như giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự…v…v…
2.3. Chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, không nhất thiết trong mọi trường hợp tất cả các thành viên, cổ đông của DN đều phải đáp ứng điều kiện về chứng chỉ hành nghề. Tùy từng ngành, nghề mà sẽ có những yêu cầu riêng. Cụ thể:
-Yêu cầu Giám đốc DN hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề: Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
-Yêu cầu giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề: Giám đốc của DN và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
-Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề: Ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
2.4. Vốn pháp định
Yêu cầu về vốn pháp định thường được đặt ra đối với các ngành, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao của doanh nghiệp hoặc các ngành, nghề có yêu cầu có cơ sở vật chất lớn. Mục đích của yêu cầu về mức vốn tối thiểu này nhằm xác định năng lực hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó của DN và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có giao dịch với DN đó.
3. Ngành, nghề được tự do kinh doanh
Đang cập nhật…
Để lại một phản hồi Hủy