Site icon Hocluat.VN

Phân tích trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội

Tội danh

Phân tích trách nhiệm hình sự (TNHS) của người phạm tội chưa thành niên theo quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

 

Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là phạm tội. Đây là chủ thể của tội phạm nhưng cũng là đối tượng được bảo vệ đặc biệt.

 

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

 

Đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội

– Chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý

– Trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế

– Thiếu những điều kiện và bản lĩnh để tự lập

– Khả năng tự kiềm chế chưa cao

– Có xu hướng muốn tự khẳng định, được đánh giá, được tôn trọng

– Dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng và thiếu kiên nhẫn

– Nhiều hoài bão nhưng thiếu thực tế

– Dễ bị kích động, lôi cuốn nhưng dễ thay đổi, uốn nắn.

 

=> Để cải tạo, giáo dục người chưa thành niên phạm tội, cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội, trong đó vai trò của gia đình hết sức quan trọng. Người chưa thành niên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ Điều 90 đến Điều 107 trong BLHS 2015 và theo những điều khoản khác trong bộ luật hình sự không trái với Điều 90 đến Điều 107.

 

Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

1. Giáo dục là chính, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa sai lầm là chủ yếu, giúp họ trở thành công dân có ích cho xã hội.

2. Có thể miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên nếu:

 

Người từ đủ 16 tuổi – dưới 18 tuổi: phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng.

Lưu ý: trừ Điều 134; Điều 141; Điều 171; Điều 248; Điều 249; Điều 250; Điều 251; Điều 252.

->Tức khi phạm phải các tội trên thì người từ đủ 16–dưới 18 không được miễn TNHS mặc dù thỏa mãn một số điều kiện (*)

Bên cạnh đó phải thỏa mãn thêm điều kiện (*):

+ Có nhiều tình tiết giảm nhẹ;

+ Tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả;

+ Miễn trách nhiệm hình sự nhưng người chưa thành niên phạm tội phải được áp dụng các biện pháp Giám sát, giáo dục bao gồm:

  1. Khiển trách
  2. Hòa giải tại cộng đồng
  3. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Người từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi: phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS 2015

Lưu ý: trừ Điều 123; Điều 134 (các khoản 4, 5 và khoản 6); Điều 141; Điều 142; Điều; Điều 150; Điều 151; Điều 171; Điều 248; Điều 249; Điều 250; Điều 251; Điều 252.

->Tức khi phạm phải các tội trên thì người từ đủ 14 – dưới 16 không được miễn TNHS mặc dù thỏa mãn một số điều kiện (*)

 

3. Người phạm tội chưa thành niên có thể bị áp dụng “Biện pháp tư pháp Giáo dục tại trường giáo dưỡng”:

Bản chất: cần phải có 1 kỷ luật chặt chẽ, cần phải cách ly người phạm tội khỏi môi trường, xã hội để giáo dục, cải tạo họ

Điều kiện áp dụng: xem xét tính chất nghiêm trọng của việc phạm tội, nhân thân người phạm tội, môi trường sống của người phạm tội

Thời hạn: 1 đến 2 năm.

Yêu cầu: Người chưa thành niên phải thực hiện một số nhiệm vụ như: nghãi vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.

 

4. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các “biện pháp Giám sát, giáo dục” (Khiển trách, Hòa giải tại cộng đồng, Giáo dục tại xã, phường, thị trấn) hoặc việc áp dụng “biện pháp Giáo dục tại trường giáo dưỡng” giáo dục, phòng ngừa.

 

5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

 

6. Hạn chế áp dụng hình phạt tù:

Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

 

7. Cho hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng:

 

Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

 

8. Không áp dụng hình phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.

 

9. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

 

10. Án đã tuyên với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi không được tính là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.

 

Các hình phạt áp dụng với người chưa thành niên

 

Hình phạt

Nội dung

Cảnh cáo

– Tính chất: là loại giáo dục sâu sắc, gây ảnh hưởng lớn tới tinh thần.

– Điều kiện áp dụng: Phạm tội thuộc loại ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại Điều 51 Bộ luật hình sự.

Phạt tiền

– Điều kiện áp dụng: Người chưa thành niên có độ tuôi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, có thu nhập hoặc có tài sản riêng.

Căn cứ vào tình chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, tình hình tài chính của người chưa thành niên, sự biến động của giá cả.

– Mức phạt: không quá ½ mức phạt Bộ luật hình sự quy định.

Cải tạo không giam giữ

– Điều kiện áp dụng: Người chưa thành niên có độ tuôi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người từ đủ 14-dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.

– Không bị khấu trừ thu nhập (nếu có)

– Thời hạn: không quá ½ thời hạn mà điều luật quy định.

Tù có thời hạn

– Điều kiện áp dụng: phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, không đủ điều kiện áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn.

– Hình phạt áp dụng với người từ đủ 16 – dưới 18 tuổi:

+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì phạt tù không quá 18 năm tù.

+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì phạt tù không quá ¾ mức phạt.

– Hình phạt áp dụng với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi:

+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì phạt tù không quá 12 năm.

+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì phạt tù không quá ½ số năm phạt tù.

 

Xóa án tích

– Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;

+ Người bị áp dụng biện pháp tư pháp

– Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.

 

Cơ sở pháp lý: BLHS 2015

 

Nguồn: Lawnet.vn

 


Các tìm kiếm liên quan đến người phạm tội chưa thành niên: người chưa thành niên phạm tội là gì, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, luận văn người chưa thành niên phạm tội, khái niệm người chưa thành niên, người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi, người chưa thành niên là gì, xử lý người chưa thành niên phạm tội, quy định về người chưa thành niên phạm tội, người chưa thành niên phạm tội giết người, người dưới 14 tuổi phạm tộingười chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền

Exit mobile version