Thuyết bắt chước trong tội phạm học
Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó. Có thể thấy biểu hiện của bắt chước ở mọi giai đoạn phát triển khác nhau của cá nhân, đặc biệt ở trẻ em bắt chước giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
Trong đời sống và hoạt động của nhóm xã hội sẽ luôn luôn diễn ra sự kế thừa, lây lan và bắt chước lẫn nhau về những phương thức sống, hành vi, hoạt động của con người. Trong các điều kiện cụ thể của quan hệ qua lại, giao tiếp xã hội, những hiện tượng tâm lý luôn lan truyền từ người này sang người khác, từ nhóm tập thể này sang nhóm tập thể khác làm cho các hiện tượng tâm lí xã hội càng phong phú, phức tạp hơn.
Trên cở đó, quá trình bắt chước lẫn nhau, là sự phản ánh nguyên mẫu hành vi phản ứng của người khác, một sự mô phỏng lại đối tượng của các hoạt động xã hội và giao tiếp xã hội đó cũng được nảy sinh.
Quy luật bắt chước là hiện tượng không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân. Bởi vì nhóm xã hội là tập hợp nhiều người cùng hoạt động theo những mục đích, nhiệm vụ cụ thể để cùng nhau hoạt động, cần được thống nhất hành động theo một phương thức nào đó mà trong nhiều trường hợp con người chưa kịp nhận thức đầy đủ ý nghĩa của hoạt động mà làm theo người khác. ở mỗi lứa tuổi khác nhau trong quá trình phát triển cá thể mức độ bắt chước cũng khác nhau: từ bắt chước thao tác đến hành vi, hành động; từ bắt chước vô thức đến có ý thức. Bắt chước trong nhóm diễn ra trong suốt quá trình xã hội hoá con người, là một phương thức tâm lí xã hội cần thiết đảm bảo cho con người tiếp thu và lĩnh hội những kinh nghiệm sống và hoạt động của người khác.
Nội dung của thuyết bắt chước của Gabriel Tarde
Gabriel Tarde (1843 – 1904) là nhà xã hội học, tám lí học, tội phạm học người Pháp. Người đầu tiên nghiên cứu về bắt chước một cách có hệ thống là Tarde G, với công trình Luật bắt chước (1890) ông cho rằng cơ sở của bất ki xâ hội nào đều là sự bắt chước. Bắt chước là trường hợp cá biệt của “quy luật lặp lại thế giới” tổng quát nhất. Nếu trong thế giới động vật quy luật này được thực hiện thông qua di truyền thì trong xã hội loài người quy luật này thực hiện qua hoạt động, hoạt động bắt chước. Bắt chước có tính chất vô ý thức, nó là sự sao chép một cách máy móc các phản ứng bề ngoài của những người khác. Nói cách khác, bắt chước là “phim ảnh” của một bộ não này “chụp lại ảnh” của một não khác.
Trong xã hội, hành vi của mỗi người thực chất là sự bắt chước hành vi của người khác. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng người phạm tội là những người bình thường đã học theo (bắt chước) một việc phạm tội từ người khác. Từ đó, ông đã xây dựng và phát triển lí thuyết của mình trong thuật ngữ “luật bắt chước” – nguyên tắc chi phối một người khiến anh ta đi vào con đường phạm tội.
Theo Gabriel Tarde, nguyên nhân của tội phạm là do một người đã bắt chước hành vi phạm tội của người khác mà người đó có cơ hội quan sát.
Gabriel Tarde chia các trường hợp bắt chước ra làm 3 loại:
1) Cá nhân bắt chước những người khác cân xứng với mức độ và tần số tiếp xúc của họ;
2) Những người cấp thấp hơn bắt chước những người ở cấp trên họ mà người ta thường hay gọi đó là hình mẫu mình muốn trở thành. Ví dụ như người nghèo có thể có hành vi bắt chước người giàu, người trẻ hơn có thể có hành vi bắt chước người già hơn;
3) Khi hai khuôn mẫu hành vi mâu thuẫn nhau, một cái có thể chiếm vị trí của cái kia tương tự như súng thay thế cho dao với tư cách là vũ khí giết người.
Ví dụ về tâm lý người phạm tội theo thuyết bắt chước trong tội phạm học
Ví dụ về tâm lý người phạm tội theo thuyết bắt chước như sau để bạn dễ hình dung: Một thanh niên trong độ tuổi dậy thì anh ta thường xuyên xem các phim về bạo lực dần hình thành một tâm lý bắt chước và trước các vấn đề xảy đến với mình anh ta bắt chước dùng bạo lực để xử lý vấn đề đó.
Đây là tâm lý đáng báo động về hành vi bắt chước đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn từ từ 1 tuổi đến 6 tuổi là giai đoạn được đánh giá là giai đoạn giúp trẻ hình thành nhân cách và chúng bắt đầu bắt chước rất nhiều từ người lớn, và bắt chước những hành động mà chúng được tiếp xúc hàng ngày. Chính vì vậy, cần hết sức quan tâm đến sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời của bé.
Sau đó, vào thập niên 50, thuyết bắt chước tiếp tục được phát triển. Người có công đưa thuyết này phát triển ở mức cao hơn là Albert Bandura – nhà tâm lí học, tội phạm học xuất sắc. Ông đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng trong tội phạm học như: học lại từ xã hội và vấn đề phát triển nhân cách (1963); Sự nổi nóng: phân tích từ sự bắt chước theo xã hội (1973),
Thuyết bắt chước từ xã hội (1977)…
Hạt nhân của thuyết bắt chước là mọi người học cách hành động như thế nào trên cơ sở quan sát được từ người khác. Albert Bandura đã làm nhiều cuộc nghiên cứu thực nghiệm trong đó, ông cho trẻ em quan sát những hành vi bạo lực của người lớn như xem phim bạo lực hoặc nhìn một số người lớn đánh liên tiếp vào người nộm. Kết quả là ông thấy những em này sau khi xem thường xuyên cảnh bạo lực thì có tâm lí rất dễ nổi nóng, sự kiềm chế kém và bắt chước rất nhanh các hành vi bạo lực học từ người lớn. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng tâm lí dễ nổi nóng cũng như tâm lí thích bắt chước hành vi bạo lực của trẻ em còn do sự khuyến khích, tác động của người khác.
Thuyết bắt chước đã đặt ra nhiều vấn đề cần thực hiện để phòng ngừa tội phạm như: bố mẹ cần kiểm soát chặt chẽ con cái và không nên có hành vi xấu dễ làm con cái bắt chước như hành vi bạo lực gia đình, cần kiểm soát nghiêm ngặt phim ảnh bạo lực… Tuy nhiên, thuyết này bị chỉ trích là đề cao vai trò của tác động môi trường sống và coi nhẹ quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân. Tuy nhiên, điều này không thể phủ nhận vai trò to lớn của thuyết này đối với sự phát triển của tội phạm học./.
Các tìm kiếm liên quan đến Thuyết bắt chước trong tội phạm học, Ý nghĩa việc nghiên cứu tâm lý tội phạm, Thuyết bắt chước của Gabriel Tarde, Lý thuyết bắt chước, Nội dung của thuyết bắt chước của Gabriel Tarde, Các thuyết tâm lý trong tội phạm học, Tâm lý học tội phạm học trường nào, so sánh thuyết bắt chước và thuyết học lại từ xã hội?
Để lại một phản hồi Hủy