Site icon Hocluat.VN

Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp thương mại

Ôn tập môn luật thương mại

Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo quy định hiện hành

 

Khi xảy ra tranh chấp, các bên không đạt được phương thức hòa giải thì buộc phải qua con đường tranh tụng tại Tòa án hoặc trọng tài để giải quyết các tranh chấp. Ở Việt Nam, tranh chấp thương mại chủ yếu thuộc thẩm quyền xét xử của tòa kinh tế – Tòa án chuyên trách trong hệ thống xét xử của tòa án nhân dân.

Để xác định đúng tòa án giải quyết các vụ việc tranh chấp thương mại, mình xin trình bày bài viết: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại:

 

I. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

 

Được quy đinh tại Điều 30 Bộ Luật tố tụng dân 2015:

 

Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

 

II. Tòa án nơi nộp đơn khởi kiện

 

1. Thẩm quyền Tòa án theo cấp:

– Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp nêu tại khoản điểm b, khoản 1, điều 35 BLTTDS 2015, trừ trường hợp những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện

 

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:


b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

….

– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp kinh doanh thương mại sau:

+ Các tranh chấp kinh doanh thương mại quy định tại khoản điểm a, khoản 1, điều 37 BLTTDS

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

 

Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

 

Điều 38. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh

3. Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

 

2. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Được quy định tại Điều 39. BLTTDS 2015

– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;

– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại;

 

3. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

Được quy định tại Điều 40. BLTTDS 2015

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự trong các trường hợp sau đây:

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền

1900.0197
Chuyển sang giao diện máy tính