Site icon Hocluat.VN

Sự đấu tranh của các mặt đối lập. Cho ví dụ?

Hiện có quan điểm cho rằng: Sự đấu tranh của các mặt đối lập KHÔNG CHỈ là sự BÀI TRỪ, PHỦ ĐỊNH LẪN NHAU của các mặt đối lập, mà là sự BÀI TRỪ, PHỦ ĐỊNH LẪN NHAU VÀ CHUYỂN HÓA LẪN NHAU của các mặt đối lập.

 

Những nội dung liên quan:

 

Sự đấu tranh của các mặt đối lập

Trong khi đó, theo quan điểm của một số thầy, cô trong đó có chúng tôi: sự đấu tranh của các mặt đối lập chỉ là sự BÀI TRỪ, PHỦ ĐỊNH LẪN NHAU của các mặt đối lập. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP không nằm trong sự đấu tranh của chúng mà là KẾT QUẢ CỦA SỰ ĐẤU TRANH CỦA CHÚNG.

ĐÁNG TIẾC! QUAN ĐIỂM CỦA I CAN ĐANG BỊ RƠI VÀO THẾ THIỂU SỐ. VÌ THẾ, NOTE NÀY thầy làm là để phục vụ cho việc làm bài của học trò thôi, chứ thầy không đồng tình với cách quan niệm trên.

Tức là sau đây thầy đang phải viết ra những lập luận trái với quan điểm của mình! ĐAU BỘ NÃO LẮM ĐẤY MÀ VẪN PHẢI NHẮM MẮT ĐƯA BÀN PHÍM.

Mặt đối lập là gì?

Mặt đối lậpphạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong mỗi sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: (lấy ví dụ 2 mặt đối lập và dựa vào định nghĩa Mặt đối lập để lập luận vì sao chúng lại là 2 mặt đối lập nhau).

Sự đấu tranh của các mặt đối lập

– Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau VÀ CHUYỂN HÓA lẫn nhau của các mặt đối lập.

– Hình thức đấu tranh nhằm bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.

– Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh của các mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới nên hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai mặt đối lập cũ đều mất đi chuyển hoá lên hình thức cao hơn và hình thành hai mặt đối lập mới trong sự vật mới – mâu thuẫn được giải quyết, nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.

Ví dụ về đấu tranh giữa các mặt đối lập

Ví dụ: (lấy ví dụ về sự bài trừ, phủ định, chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 mặt đối lập nhằm giải quyết mâu thuẫn).

Như vậy, sự đấu tranh của các mặt đối lập KHÔNG CHỈ là sự bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập MÀ CÒN bao gồm cả sự CHUYỂN HÓA lẫn nhau giữa chúng nhằm giải quyết mâu thuẫn, dẫn tới sự ra đời của sự vật mới.

Nguồn: I CAN

5/5 - (18215 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền

Exit mobile version