Site icon Hocluat.VN

Phân tích nội dung nguyên tắc dân tộc tự quyết

Nguyên tắc dân tộc tự quyết

Khái niệm “dân tộc tự quyết” được nhắc đến trong Hiến chương Liên hợp quốc không phải là quyền tự quyết của dân tộc theo nghĩa là sự tập hợp của các sắc tộc hoặc quyền tự quyết của các dân tộc thiểu số trong từng quốc gia. Quyền dân tộc tự quyết ở đây chỉ thuộc về nhân dân theo nghĩa là tất cả dân cư thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định – chủ thể luật quốc tế.

Quyền dân tộc tự quyết được hiểu là việc một dân tộc hoàn toàn tự do trong việc tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước. Khoản 2 điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận “phát triển quán hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết”.

 

Xem thêm: Đề cương ôn tập môn công pháp quốc tế

 

Nguyên tắc này bao gồm những nội dung chính sau đây:

 

 

Trên đây là những quyền của quốc gia, các quyền này thể hiện ý chí của quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề của quốc gia, dân tộc mình. Việc thành lập một quốc gia độc lập,tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội hay việc tự giải quyết các vấn đề đối nội là biểu biện rõ nhất sự tự chủ, độc lập và hoàn toàn của quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề thuộc về chủ quyền quốc gia cũng như việc thực hiện quyền chủ quyền trong phạm vi công việc nội bộ của quốc gia dân tộc mình. Tôn trọng quyền của mỗi dân tộc được tự do lựa chọn cho mình con đường và hình thức phát triển là một trong những cơ sở quan trọng để thiết lập nên các quan hệ quốc tế bình đẳng và lành mạnh. Quyền này dựa trên nền tảng chủ quyền dân tộc – quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc trong đời sống quốc tế.

 

4.5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền

1900.0197
Chuyển sang giao diện máy tính