Site icon Hocluat.VN

Lịch sử phát triển tài phán hành chính ở Việt Nam trước năm 1996

Phiên tòa hành chính

Nêu lịch sử phát triển tài phán hành chính ở Việt Nam trước năm 1996.

 

Các nội dung liên quan:

 

Tài pháp hành chính ở miền Bắc

– Trước Cách mạng tháng Tám, chính quyền thực dân Pháp đã cho thành lập tòa án hành chính để xét xử một số tranh chấp hành chính như thuế.

– Sau khi giành được độc lập thì Bộ Tư pháp tiếp quản tòa án hành chính theo sắc lệnh số 41 ngày 03/10/1945 (sắc lệnh lại chỉ đề cập đến việc tiếp quản trụ sở không nói gì đến quyền và trách nhiệm của cơ quan tài phán hành chính); trong Luật thuế ban hành theo sắc lệnh ngày 18/06/1949, có quy định “Người nộp thuế nếu không đồng ý….có quyền khiếu nại trước Tòa án hành chính”

– Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, không có tư liệu nói về sự hoạt động của cơ quan này, sự giải tán hay sát nhập. Mặc dù, có những vụ việc có thể được coi là tranh chấp hành chính được giao cho tòa án xét xử.

– Năm 1957, có sắc lệnh số 04(20/07/1957) quy định khiếu nại liên quan đến danh sách cử chi, nếu không hiệu quả có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân

– Quyết định số 10/HĐBT năm 1985 chuyển một số tranh chấp có tính hành chính sang tòa án nhân dân giải quyết

– Trong thời kỳ đổi mới 1986, thấy rõ xu hướng giao cho tòa án thẩm quyền xét xử tranh chấp hành chính. Ban đầu chỉ là như một vấn đề kèm theo trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Dần đà, thì tòa án nhân dân gián tiếp đánh giá tính hợp pháp của một văn bản hành chính, hay chính là giao phẩm quyền tài phán hành chính có tòa án nhân dân.

– Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 đã trao quyền cho TAND hủy bỏ quyết định rõ ràng là trái  pháp luật của cơ quan Nhà nước gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của các bên đương sự.

=> hoạt động hành chính xuất hiện thông qua những quy định rải rác qua các văn bản  pháp luật ở mức độ khác nhau nhưng chưa có một nguyên tắc tổng quát thừa nhận tài phán hành chính là một nhánh độc lập với tòa án nhân dân.

Tại sao chưa có tố tụng  hành chính trong thời gian trước năm 1996?

Tài phán hành chính ở miền Nam

– Tổ chức gồm tòa án hành chính, tham chính viện, tòa án tối cao

Tòa án hành chính Tham chính viện Tòa án tối cao
Thành lập 1950

Gồm có chánh án, phó chánh án, một số bồi thẩm, 1 ủy viên chính phủ.

Cấp xét xử sơ thẩm mọi khiếu kiện đối với các quyết định hành chính cá biệt liên quan đến công chức, cán bộ; tranh chấp liên quan đến thuế, giải quyết khiếu kiện trong lĩnh vực cho cựu chiến binh, thương binh,…

Thành lập 1954

Gồm 1 chủ tịch, 1 hoặc 2 phó chủ tịch, các cố vấn và chuyên viên với số lượng tùy theo nhu cầu.

Xét xử sơ phẩm đồng thời chung thẩm một số tranh chấp do luật định; xét xử phúc phẩm các bản án tòa án hành chính; xét xử giám đốc thẩm các bản án, quyết định của cơ quan tài phán hành chính chuyên biệt, như tòa án về trợ cấp.

Thành lập 1967

Gồm 15 thẩm phán do Quốc hội bầu, tổng thống bổ nhiệm.

Pháp quyết tính hợp hiến của các sắc lệnh, đạo luật,…giải tán đảng chính trị có xu hướng chống nhà nước, là cơ quan xét xử cao nhất; giải thích hiến pháp, luật, lập danh sách ứng viên tổng thống

– Sự pha trộn Pháp – Mỹ ở miền nam; tham chính viện – Pháp, tòa án tối cao – Mỹ do ảnh hưởng thời kỳ đô hộ.

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền

Exit mobile version