Bài 1: Khái quát về ngành luật tố tụng hành chính: Tài phán hành chính, vụ án hành chính trong tố tụng hành chính; Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh ngành luật tố tụng hành chính; Nhiệm vụ và nguồn của ngành luật hành chính; Quá trình hình thành và phát triển của ngành luật; Các nguyên tắc cơ bản của ngành luật tố tụng hành chính,…
Những nội dung liên quan:
- Bài 2: Thẩm quyền xét xử hành chính của toà án nhân dân
- Bài 3: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng
I. Tài phán hành chính, vụ án hành chính trong tố tụng hành chính
=> Xem chi tiết bài viết tại đây
II. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh ngành luật tố tụng hành chính
1. Khái niệm:
2. Đối tượng điều chỉnh ngành luật tố tụng hành chính:
- Nhóm quan hệ giữa cơ quan tố tụng hành chính, người tố tụng hành chính với nhau.
- Nhóm quan hệ giữa cơ quan tố tụng hành chính, người tố tụng hành chính với người tố tụng hành chính
- Nhóm quan hệ giữa người tố tụng hành chính với nhau.
3. Phương pháp điều chỉnh ngành luật tố tụng hành chính:
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật tố tụng hành chính là cách thức tác động của luật tố tụng hành chính đến các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính
– Phương pháp mệnh lệnh bắt buộc (Ban hành ra mệnh lệnh). Là phương pháp mà một bên được quyền ban hành ra mệnh lệnh và 1 bên phải thực thi mệnh lệnh đó.
– Phương pháp bình đẳng (Bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ).
Xem chi tiết bài viết: Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hành chính
III. Nhiệm vụ và nguồn của ngành luật hành chính
1. Nhiệm vụ của ngành luật tố tụng hành chính:
(Đọc giáo trình)
2. Nguồn của ngành luật hành chính:
Khái niệm: Nguồn của ngành luật tố tụng hành chính Việt Nam là các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng quy phạm pháp luật tố tụng hành chính do cơ quan cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định.
– Hiến pháp: Cụ thể là Hiến pháp 2013.
– Văn bản luật:
+ Luật chuyên ngành.
+ Các văn bản luật liên quan.
– Văn bản dưới luật: Thông tư, Nghị quyết
IV. Quá trình hình thành và phát triển của ngành luật
1. Xuất hiện khi nào:
- Giai đoạn 1945 – 1975.
- Giai đoạn 1975 – trước năm 1996.
- Giai đoạn 1996 – nay.
2. Quá trình:
V. Các nguyên tắc cơ bản của ngành luật tố tụng hành chính
1. Khái niệm nguyên tắc của ngành luật tố tụng hành chính:
Là những tư tưởng, quan điểm mang tính chủ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng, áp dụng và thực hiện luật tố tụng hành chính (Phải làm theo).
2. Phân loại nguyên tắc:
– Nguyên tắc chung: Là không chỉ nghành luật tố tụng hành chính mới có mà các ngành luật khác cũng có.
Ví dụ: Nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia tố tụng vụ án hành chính. Nguyên tắc hội thẩm nhân dân xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
– Nguyên tắc đặc thù: Nguyên tắc đối thoại
3. Một số nguyên tắc cơ bản của ngành luật tố tụng hành chính:
- Cơ sở
- Nội dung
- Ý nghĩa
♦ Nguyên tắc 1: Nguyên tắc khi xét xử. (Lưu ý)
=> Cơ sở pháp lý:
Điều 16 Luật tố tụng hành chính 2015
=> Nội dung:
– Vụ án hành chính về nguyên tắc phải được xét xử công khai (Kế hoạch xét xử hàng tuần, hàng tháng của tòa án niêm yết công khai tại tòa án). Khoản 7 điều 153 Nội quy phiên tòa. Người đủ 16 tuổi được quyền có mặt theo dõi phiên tòa => Đánh giá năng lực hành vi dân sự
– Cho phép thông tấn báo chí đưa tin về xét xử.
– Đối với những vụ án điểm xét xử lưu động tại địa phương.
– Vụ án hành chính phải được xét xử kịp thời, công bằng.
=> Ý nghĩa:
Góp phần tuyên truyền phổ biến giáo dục cho người dân.
♦ Nguyên tắc 2: Khi xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán
=> Cơ sở pháp lý:
Điều 12 Luật tố tụng hành chính 2015
=> Nội dung:
– Khi xét xử hội thẩm nhân dân tham gia ở phiên tòa ở cấp xét xử sơ thẩm, Khi phúc thẩm không có hội thẩm.
Nội dung: Hội thẩm tham gia nghiên cứu hồ sơ, Lập đề cương hỏi, hỏi tại phiên tòa, tham gia nghị án, tuyên án.
– Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân ngang quyền với nhau
+ Ngang quyền: khác bình quyền
+ Ngang quyền trong nghị án và tuyên án
=> Ý nghĩa:
Hội thẩm nhân dân tham gia để đảm bảo tính dân chủ trong công tác xét xử, đảm bảo tính khách quan, chính xác trong vấn đề giải quyết vụ án.
♦ Nguyên tắc 3: Khi xét xử thì thẩm phán và hội thẩm nhân dân đặc biệt tuân theo pháp luật (Quan trọng nhất trong tất cả các nguyên tắc).
=> Cơ sở pháp lý:
Điều 13 Luật tố tụng hành chính 2015
=> Nội dung:
Khi xét xử thì thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập: thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập với nhau, cụ thể là độc lập về nghiên cứu hồ sơ, độc lập hỏi tại phiên tòa, độc lập trong nghị án (Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, thẩm phán biểu quyết sau cùng).
Thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập với người tham gia tố tụng (người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan).
Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân chỉ tuân theo pháp luật để chấm dứt tình trạng chủ quan.
=> Ý nghĩa:
Tạo tính chính xác, đúng trong việc giải quyết vụ án hành chính.
♦ Nguyên tắc 4: Nguyên tắc đối thoại
=> Cơ sở pháp lý:
Điều 20 luật tố tụng hành chính 2015
=> Nội dung:
Sao trong vụ án hành chính không dùng nguyên tắc hòa giải mà dùng nguyên tắc đối thoại? Vì để tạo điều kiện cho các đương sự (người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) có thể tận dụng cơ hội tự giải quyết với nhau, người khởi kiện có thể rút một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện, người bị kiện có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Trong vụ án hành chính thì nguyên tắc đối thoại mang tính bắt buộc: quy định này mang tính bắt buộc, các đương sự đối thoại trên nguyên tắc như: Bình đẳng trong đối thoại, thiện chí, khách quan và tuân thủ theo pháp luật; Tòa án tham dự và theo dõi đương sự đối thoại.
=> Ý nghĩa:
Tạo điều kiện các bên nhanh chóng kết thúc vụ án, rút đơn kiện, đình chỉ vụ án.
♦ Nguyên tắc 5: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính (Điều 17)
♦ Nguyên tắc 6: Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 19)
♦ Nguyên tắc 6: Tiếng nói và chữ viết (Điều 21).
♦ Nguyên tắc 7: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính (Điều 25).
♦ ….
Tham khảo trong giáo trình
♦ Nguyên tắc 5: Nguyên tắc kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong TTHC
Điều 8: Cá nhân cơ quan hành chính được quyền quyết định việc khở i kiện hoặc không khởi kiện quyết định hành chính. Trong quá trình giải quyết vụ án HC, người khởi kiện được quyền rút, thay đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện theo quy định của PL.
VD: Bà Hoa HK thường trú ở Tiền Giang, có hành vi xây dựng trái phép, UBND huyện cai lậy ra QĐ xử phạt VPHC: 1- 50 tr 2- tháo dỡ phần xây dựng trái phép. Bà Hoa không tự nguyện thi hành. UBND ra QĐ áp dụng bp cưỡng chế tháo dỡ ½ căn nhà xây dựng trái phép, trong vòng 15 ngày không thi hành tự nguyện sẽ tiến hành tháo dỡ toàn bộ căn nhà. => (QĐ số 129, QĐ sô 135) Nếu cho rằng QĐ xử phạt trên là không đúng, bà Hoa làm đơn kiện yêu cầu rút lại QĐ và bồi thường 50tr. Sau đó bà Hoa quyết định xin rút đơn kiện => TA ban hành ngưng xử lý
Ý nghĩa: giúp cho đương sự lựa chọn được hành vi tố tụng để có thể bảo vệ quyền lợi của mình 1 cách tốt nhất.
Nguyên tắc đối thoại trong tố tụng hành chính
Đọc nội dung trả lời các câu hỏi sau:
1. Tại sao trong TTHC không quy định nguyên tắc hoà giải mà quy định quy tắc đối thoại
2. Đối thoại có phải là 1 thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án HC hay không
3. Kết quả đối thoại có mang tính bắt buộc đối với các bên phải thực hiện hay không.
Để lại một phản hồi Hủy