Site icon Hocluat.VN

Học “diễn án” là học để làm diễn viên hài?

dien-an-dan-gian

Diễn án dân gian (Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Câu lạc bộ thực hành pháp luật – Khoa Luật – Đại học Vinh)

Tòa án là nơi thực hiện pháp lý. Mọi việc phải được xét xử theo các nguyên tắc của pháp luật. Các chứng cứ xem xét và được đưa về tranh luận, đối chứng một cách đầy đẩy đủ, Luật sư, Viện kiểm sát, cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ theo những nguyên tắc pháp lý quan trọng. Hội đồng xét xử sẽ phải đưa ra môt bản án chỉ dựa theo pháp luật và niềm tin lương tâm.

Chúng ta không lường trước phiên tòa sẽ diễn ra như thế nào. Hội đồng xét xử không lường trước Luật sư, các bên nói gì, làm gì. Luật sư cũng không lường trước Viện kiểm sát sẽ nói gì. Hội đồng xét xử sẽ nên phải nhắc nhở Viện kiểm sát nếu Viện kiểm sát từ chối tranh luận với luật sư, hay không có thiện chí tham gia phiên tòa một cách chu đáo. Luật sư cũng phải nhắc nhở Hội đồng xét xử khi Hội đồng xét xử không tôn trọng quyền được bào chữa của bị cáo mà ngăn chặn phát ngôn của luật sư chỉ vì nội qui phiên tòa. Luật sư cũng phải khiếu nại cho Hội đồng xét xử khi Viện kiểm sát đưa ra những câu hỏi mang tính chất mớm cung cho bị cáo. Thẩm phán cũng phải hội ý với nhau để đưa ra phán quyết của mình mà không dựa vảo ý kiến của ai khác.

Từng giây từng phút trong quá trình xét xử là sự đấu tranh bởi kiến thức, tư duy đi cùng những sự căng thẳng, thử thách. Vì vậy, ở đây không có thời gian, không gian nào dành cho một kịch bản nào đã viết sẵn.

Chúng ta đã vào ngành luật, không vào ngành sân khấu điện ảnh. Phong cách của những người chức danh pháp luật là do những trí thức, tư duy, tinh thần trách nhiệm làm nên, chứ không phải vì năng lực diễn xuất, không phải vì giọng nói to khỏe, khả năng biểu cảm của bạn.

Khác với “diễn án”, trong “phiên tòa giả định”, mọi người sẽ đóng vai luật sư, Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát trong một vụ việc, vụ án giả định. Các luật sư sẽ tranh luận về nội dung về vụ đó trước các thẩm phán. Thẩm phán sẽ điều khiển thủ tục và cách điều khiển của thẩm phán có thể bị khiếu nại. Trong phiên toàn giả định này, chúng ta cần phải biết và trình bày về các qui định của pháp luật, nguyên tắc pháp lý và giải thích diễn giải pháp lý dựa theo các học thuyết pháp lý, đồng thời phải biết lập luận một cách thuyết phục. Hội đồng xét xử sẽ phải sử dụng mọi tư liệu chứng cứ và các nguyên lý pháp lý chỉ dựa theo pháp luật và lương tâm để đưa ra phán quyết bằng một bản án đầy thuyết phục.

Chúng ta không cần diễn viên hài hề trong phiên tòa thật sư. Khi chúng ta tin rằng không ai cần diễn trong phiên tòa thật sư, thì chúng ta không cần học cách diễn trong các trường đào tạo giáo dục pháp luật. Trừ đối với những người coi nghề pháp luật là nghề diễn viên, xứng đáng cho câu nói quen thuộc khi mô tả một cách bi hoài về công lý.

 

Lưu ý: Diễn án và Phiên tòa giả định là hai phạm trù khác nhau hoàn toàn

 

Nguồn: Hirota Fushihara

đánh giá bài viết

Phản hồi

  1. Cho em hỏi diễn án là gì? Diễn án có phải là 1 hình thức tồn tại duy nhất cuar phương pháp đóng vai ?

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền

Exit mobile version