Nêu và phân tích các mô hình tổ chức xét xử hành chính trên thế giới (Yêu cầu: nêu khái quát và phân tích được điểm mạnh điểm yếu).
Hiện nay, trên thế giới có 4 mô hình tổ chức xét xử hành chính cơ bản đó là: Mô hình tòa án hành chính chuyên trách và độc lập hoàn toàn với tòa án tư pháp; Mô hình tòa án hành chính chuyên trách nhưng không độc lập hoàn toàn so với tòa án tư pháp; Mô hình trung gian; Mô hình tòa án thường có chức năng tài phán hành chính. Mỗi mô hình lại có những ưu, nhược điểm riêng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 4 mô hình tổ chức xét xử hành chính này.
So sánh các mô hình tổ chức xét xử hành chính trên thế giới
Tiêu chí so sánh | Mô hình tòa án hành chính chuyên trách và độc lập hoàn toàn với tòa án tư pháp | Mô hình tòa án hành chính chuyên trách nhưng không độc lập hoàn toàn so với tòa án tư pháp | Mô hình trung gian | Mô hình tòa án thường có chức năng tài phán hành chính |
Nước điển hình | Pháp và các nước theo mô hình Pháp (Mexico, Italia..) | CHLB Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Thái Lan… | Trung Quốc | Anh, Mỹ |
Tổ chức | – Tòa án hành chính độc lập nhưng gắn bó chặt chẽ với nền hành chính quốc gia thông qua việc giao thêm cho tòa án hành chính chức năng tư vấn pháp lý ở cấp TW với các Hội đồng Nhà nước
– Hội đồng Nhà nước đứng đầu hệ thống TA hành chính – Tòa án hành chính tối cao tồn tại song song với tòa phá án, cơ quan xét xử cao nhất của tòa án thường. Chức năng tư vấn về việc làm hiến pháp, làm luật – Dưới Hội đồng Nhà nước là các tòa án HC phúc thầm và tòa hành chính sơ thẩm. Chức năng xét xử hành chính và tư vấn một số lĩnh vực cho cơ quan hành chính |
Các cơ quan xét xử hành chính được tổ chức thành một hệ thống độc lập song song với các tòa án tư pháp
– TAHC trực thuộc và chịu sự kiểm soát cả Bộ Tư pháp |
Chỉ có một hệ thống cơ quan xét xử để giải quyết tất cả các tranh chấp.
– Tổ chức tòa án chuyên trách và tòa án thường
|
Việc xét xử khiếu kiện được giao hoàn toàn cho cơ quan tòa án tư pháp |
Thâm phán | Có sự phân biệt rõ ràng giữa thẩm phán hành chính và thẩm phán tư pháp. (Các thẩm phán được đào tạo riêng biệt) | Không có sự phân biệt giữa các thẩm phán .các thẩm phán được đào tạo chung)
|
Không phân biệt | Không phân biệt thẩm phán |
Thẩm quyền | Tòa án hành chính giải quyết các tranh chấp liên quan đến luật công; tòa án tư pháp giải quyết tranh chấp liên quan đến áp dụng luật tư | -giải quyết những tranh chấp liên quan đến luật công (trừ hiến pháp) | Giải quyết tất cả tranh chấp từ công đến tư | Phán xét tính hợp pháp và hợp hiến của các quyết định bị khiếu kiện |
Ưu điểm | Việc xét xử được thực hiện bởi một tòa án chuyên trách, có hiểu biết sâu sắc lĩnh vực quản lý công,tôn trọng các ưu quyền của cơ quan hành chính cần thiết cho sự vận hành và đảm bảo lợi ích chung – điều mà các cơ quan xét xử thông thường không làm được.
(sự phân chia 3 nhánh quyền lực dẫn đến việc từ chối việc giao cho các tòa án thường khả năng xét xử các cơ quan hành chính) |
– Tránh được sự tranh chấp giữa các hệ thống tòa
– Đảm bảo tính khách quan hơn so với mô hình tòa hành chính của Pháp |
– Đảm bảo tính khách quan khi không gắn bó với cơ quan hành chính
– Tránh được sự tranh chấp thẩm quyền giữa các tòa – người dân sẽ không gặp khó khan khi khởi kiện hành chính |
Đơn giản, đảm bảo tính khách quan của hoạt động xét xử hành chính |
Nhược điểm | – Tính khách quan của hoạt động xét xử hành chính vẫn là dấu chấm hỏi,e ngại rằng tòa sẽ chú ý đến việc bảo vệ các lợi ích công
Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết giữa tòa án hành chính và tòa án tư pháp. Có vụ án cả 2 tòa đều cho rằng mình có thẩm quyền giải quyết hoặc đều nói rằng mình không có thẩm quyền.Do vậy mà ở Pháp người ta phải lập ra một cơ quan để giải quyết loại tranh chấp này – tòa phân định thẩm quyền |
Ngành tòa án không thạo lắm về Luật Hành chính | -Tòa án không hiểu rõ về hành chính | Lo ngại tòa án chỉ bảo vệ lợi ích của cá nhân không quan tâm đến lợi ích công cộng; nhà nước sẽ hạn chế thẩm quyền của nhà nước trong khiếu kiện hành chính; tòa án không am hiểu về hoạt động hành chính |
Để lại một phản hồi Hủy